Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 25/01/2024 05:24 (GMT+7)

Bộ Y tế khuyến cáo 03 nhóm cần tiêm nhắc vaccine ngừa Covid-19

Sau phiên họp ngày 22/01/2024 với Tổ chức Y tế thế giới - WHO, Bộ Y tế đã bàn kỹ với Hội đồng Tư vấn về vaccine và tiêm chủng. Quan điểm chung cũng như hướng dẫn của WHO là có 03 nhóm cần tiêm nhắc lại vaccine ngừa Covid-19, bao gồm người từ 50 tuổi trở lên và có bệnh nền; phụ nữ mang thai và người chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19 lần nào. Thời gian tiêm nhắc khuyến cáo là từ 09-12 tháng sau mũi tiêm cuối cùng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Đây là thông tin đáng chú ý tại hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm 2024 do Bộ Y tế tổ chức sáng nay 24/01/2024. Cụ thể, đại diện Bộ Y tế, Phó Cục trưởng Phụ trách, Quản lý, điều hành Cục Y tế dự phòng Hoàng Minh Đức cho hay, các tuần đầu năm 2024 ghi nhận trên 400 ca mắc Covid-19 mới, gấp 2,7 so với thời điểm tương tự liền kề trước đó.

Trước vấn đề vì sao số ca mắc gia tăng và có phải do biến thể mới JN.1 hay do thời tiết lạnh làm gia tăng ca mắc bệnh đường hô hấp, Phó Cục trưởng Phụ trách, Quản lý, điều hành Cục Y tế dự phòng cho rằng, hiện Covid-19 tương tự cúm mùa thông thường, thời điểm gia tăng ca bệnh có thể giống bệnh cúm.

Sau phiên họp ngày 22/01/2024 với Tổ chức Y tế thế giới - WHO, Bộ Y tế đã bàn kỹ với Hội đồng Tư vấn về vaccine và tiêm chủng. Quan điểm chung cũng như hướng dẫn của WHO là có 03 nhóm cần tiêm nhắc lại vaccine ngừa Covid-19, bao gồm người từ 50 tuổi trở lên và có bệnh nền; phụ nữ mang thai và người chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19 lần nào. Thời gian tiêm nhắc khuyến cáo là từ 09-12 tháng sau mũi tiêm cuối cùng.

Hiện, Việt Nam còn hơn 400.000 liều vaccine ngừa Covid-19 nhãn hiệu Pfizer còn hạn sử dụng đến tháng 09/2024, có thể sử dụng tiêm nhắc cho nhóm có chỉ định như trên. Phó Cục trưởng Phụ trách, Quản lý, điều hành Cục Y tế dự phòng Hoàng Minh Đức cũng cho biết, các tỉnh thành đã tổng hợp trên 100.000 người có nhu cầu tiêm vaccine này để tiến hành tiêm chủng những ngày tới.

Biến thể phụ JN.1 thuộc nhóm biến thể cần quan tâm, không có bằng chứng độc lực tăng lên dù số mắc có dấu hiệu tăng

Cũng tại hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm 2024 do Bộ Y tế tổ chức sáng nay (24/01/2024), lãnh đạo Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh báo cáo cụ thể về việc phát hiện biến thể phụ JN.1 ở người mắc Covid-19.

Báo cáo từ điểm cầu TP. Hồ Chí Minh do Phó Giám đốc HCDC Lê Hồng Nga trình bày cho biết qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã phát hiện biến thể phụ JN.1 của SARS-CoV-2 ở các bệnh nhân nhập viện trong tháng 12/2023 trên địa bàn.

Tiến trình phát hiện các biến thể mới của SARS-CoV-2 năm 2023 do nhóm giám sát bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh và OUCRU thực hiện vào tháng 12/2023 từ mẫu bệnh phẩm của 16 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trong tháng 12/2023.

Cụ thể, ghi nhận có 12/16 bệnh nhân (75%) nhiễm biến thể phụ của Omicron JN.1, ngoài ra có 1 ca nhiễm biến thể JN.1.1; 2 ca BA.2.86.1 và 1 ca XDD. Dấu hiệu đáng lo ngại là số ca nhập viện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới do Covid-19 có xu hướng gia tăng dần trong 06 tuần gần đây.

Phó Giám đốc HCDC Lê Hồng Nga cũng cho biết, số liệu giám sát của HCDC, từ ngày 18/12/2023 đến hết ngày 22/01/2024, các bệnh viện của TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận 94 ca Covid-19 điều trị nội trú đến từ TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác.

Trong 94 bệnh nhân nội trú nói trên có 17 ca bệnh nặng phải thở oxy, không có ca tử vong do Covid-19. Tất cả ca bệnh nặng đều là người thuộc nhóm nguy cơ (có bệnh nền nặng) và chưa tiêm chủng đủ các mũi vaccine Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh cũng đã chỉ đạo các bệnh viện trên địa bàn dõi sát các ca bệnh Covid-19 nhập viện.

Về thông tin này, Phó Cục trưởng Phụ trách, Quản lý, điều hành Cục Y tế dự phòng Hoàng Minh Đức nhấn mạnh, theo Tổ chức Y tế thế giới phân loại các biến thể của SARS-CoV-2 thành 04 nhóm: Biến thể cần quan tâm, biến thể đáng lo ngại, biến thể được theo dõi, biến thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới biến thể JN.1 là biến thể phụ nhánh BA.2.86 của chủng Omicron, thuộc nhóm biến thể cần quan tâm, không có bằng chứng độc lực tăng lên dù số mắc có dấu hiệu tăng. Chúng ta không chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang, lo lắng.

Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho biết năm 2023, cả nước ghi nhận 99.000 ca mắc Covid-19, giảm 82,4 lần so với 2022; không có trường hợp nào tử vong.

Trong 02 tuần đầu năm 2024 ghi nhận 419 ca mắc Covid-19 và nhập viện rải rác tại 39 tỉnh, thành phố; số mắc tăng 2,4 lần so với 02 tuần trước đó, số ca nhập viện tăng nhưng không có trường hợp nặng, hệ thống điều trị hiện vẫn đáp ứng hiệu quả

Cùng chuyên mục

Ngộ độc nặng sau khi ăn sâu ban miêu
Ngày 8/5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện đã tiếp nhận 3 trường hợp bị ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu.

Tin mới

Cẩn trọng với ứng dụng VNeID giả mạo
Thời gian qua, tại tỉnh Bình Dương và nhiều địa phương xuất hiện các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo bằng cách giả danh cán bộ của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội công an tỉnh và các đơn vị Công an xã, phường, thị trấn trên địa bàn hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo.