Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 21/09/2022 15:05 (GMT+7)

Bộ Y tế lý giải về việc thiếu vaccine COVID-19 Moderna cho trẻ em

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) cho biết, việc thiếu vaccine Moderna để tiêm mũi hai cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là do nhiều địa phương đã sử dụng vaccine này tiêm mũi nhắc lại cho người lớn.

Liên quan tới việc thiếu cục bộ vaccine Moderna phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tại nhiều địa phương trong thời gian gần đây, đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa cho biết, đơn vị này đã cung cấp đầy đủ vaccine Moderna cho các tỉnh, thành phố để ưu tiên tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi đã tiêm mũi 1 vaccine Moderna.

Bộ Y tế lý giải về việc thiếu vaccine COVID-19 Moderna cho trẻ em

Tuy nhiên, một số địa phương đã sử dụng vaccine Moderna để tiêm nhắc cho người lớn, dẫn tới thiếu hụt vaccine Moderna tiêm cho trẻ em. Nguyên nhân là do nhiều gia đình có trẻ em đã tiêm mũi 1 vaccine Moderna không đưa trẻ đi tiêm tiếp mũi 2 hoặc trẻ bị ốm, mắc COVID-19 phải hoãn tiêm, trong khi vaccine Moderna chỉ được sử dụng tối đa trong 30 ngày kể từ khi rã đông.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ tiêm liều cơ bản bằng vaccine Pfizer hoặc Moderna (nhóm từ 6 tuổi). Tuy nhiên, 2 mũi tiêm ở trẻ phải cùng loại vaccine. Tức là trẻ đã tiêm mũi 1 vaccine Moderna thì mũi 2 cũng phải tiêm vaccine Moderna.

Để hỗ trợ các địa phương, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tổ chức điều chuyển vaccine giữa các địa phương và nỗ lực phối hợp với UNICEF để có thể sớm tiếp nhận vaccine Moderna trong thời gian tới, để trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm đủ liều vaccine.

Tính đến ngày 19/9, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phân bổ 18.434.500 liều vaccine tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Số liều đã tiêm cho trẻ trong độ tuổi này là 16.374.611, trong đó mũi 1 là 9.741.947 liều, mũi 2 là 6.632.664 liều. Có 50/63 tỉnh, thành phố có tỉ lệ tiêm mũi 1 trên 80%; 13/63 tỉnh, thành phố có tỉ lệ tiêm mũi 1 dưới 80%.

Cùng chuyên mục

Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Dù lựa chọn phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường lao động, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Nhấn mạnh trên được Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đưa ra trong Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Nhất trí phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông
Hôm nay (27/3/2024), tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, các Đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ. Trước phiên họp diễn ra, Thường trực Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội đã có báo cáo gửi Hội nghị về một số vấn đề lớn của dự thảo Luật.

Tin mới

Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.