Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 08/05/2023 11:20 (GMT+7)

Các triệu chứng thần kinh ở những người mắc COVID kéo dài

Tình trạng mệt mỏi và "não sương mù" do COVID-19 kéo dài nằm trong nhóm những triệu chứng phổ biến và gây suy nhược nhất, có thể bắt nguồn từ rối loạn hệ thần kinh.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Những người xuất hiện các triệu chứng thần kinh sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể có các điểm khác nhau trong hệ tế bào miễn dịch và rối loạn thần kinh thực vật.

Đây là kết quả nghiên cứu mới của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) được đăng ngày 5/5 trên tạp chí Neurology: Neuroimmunology & Neuroinflammation.

Những người chịu di chứng hậu COVID-19, trong đó có COVID-19 kéo dài, thường có nhiều triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, sốt, đau đầu, mất ngủ và "não sương mù" - một trạng thái sa sút nhận thức.

Những triệu chứng này có thể kéo dài nhiều tháng hoặc lâu hơn sau khi nhiễm virus. Tình trạng mệt mỏi và "não sương mù" nằm trong nhóm những triệu chứng phổ biến và gây suy nhược nhất, có thể bắt nguồn từ rối loạn hệ thần kinh.

Nhóm nghiên cứu đã tiếp cận bằng phương pháp kiểu hình chuyên sâu (deep phenotyping) để đánh giá những đặc điểm lâm sàng và sinh học của tình trạng COVID kéo dài ở 12 người có những triệu chứng rối loạn thần kinh kéo dài sau khi mắc COVID-19.

Trong thời gian mắc bệnh, hầu hết người tham gia chỉ có những triệu chứng nhẹ. Người tham gia nghiên cứu được kiểm tra toàn diện từ khám lâm sàng, trả lời câu hỏi, chụp cắt lớp não, xét nghiệm máu và dịch tủy não và các chức năng thần kinh thực vật.

Kết quả chỉ ra những người bị COVID kéo dài có hàm lượng tế bào T mẫu CD4+ và CD8+ (những tế bào miễn dịch có tham gia phản ứng miễn dịch của cơ thể với các loại virus) so với những người khỏe mạnh.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện hàm lượng tế bào B và các tế bào miễn dịch khác tăng lên, cho thấy tình trạng rối loạn miễn dịch có thể đóng vai trò trong việc điều hòa hội chứng COVID kéo dài.

NIH tin rằng những kết quả mới này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy những thay đổi đáng kể trong hệ thống thần kinh thực vật và miễn dịch có thể dẫn tới tình trạng COVID kéo dài.

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?