Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 05/05/2023 13:56 (GMT+7)

Vaccine COVID-19 không gây ra các vấn đề rối loạn kinh nguyệt

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển cho thấy đối với phụ nữ chưa mãn kinh, không có mối liên quan nào giữa việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 với rối loạn kinh nguyệt.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 không khiến phụ nữ có nhiều nguy cơ hơn phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế về các vấn đề kinh nguyệt.

Đây là kết luận của một nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển, vừa được công bố trên tạp chí chuyên ngành BMJ.

Kể từ khi các chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 bắt đầu cách đây gần 2 năm rưỡi, một số phụ nữ đã thông báo những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm vaccine mRNA của Pfizer/BioNTech và Moderna.

Điều này đã khiến Cơ quan An toàn Dược phẩm châu Âu (EMA) khuyến cáo kinh nguyệt ra nhiều là một trong những phản ứng phụ có thể xảy ra do tiêm vaccine.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những người có tư tưởng bài vaccine đã "thêu dệt" thông tin trên khi tìm cách truyền bá thông tin sai lệch trên mạng về những nguy cơ được cho là của việc tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Nghiên cứu mới đã xem xét dữ liệu bệnh nhân từ cơ quan đăng ký sức khỏe của Thụy Điển, với gần 3 triệu phụ nữ, chiếm khoảng 40% số nữ giới của đất nước.

Giáo sư Rickard Ljung thuộc Cơ quan Sản phẩm Y tế Thụy Điển và là trưởng nhóm nghiên cứu nhấn mạnh đây là nghiên cứu lớn nhất về vấn đề này.

Bên cạnh đó, đây cũng là nghiên cứu đầu tiên sử dụng dữ liệu độc lập về việc liệu phụ nữ có liên hệ với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khi gặp các vấn đề kinh nguyệt.

Nghiên cứu trước đó sử dụng dữ liệu tự báo cáo, trong đó có thông tin từ các ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, để chỉ ra rằng một số phụ nữ ghi nhận những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Trên thực tế, các dữ liệu tự báo cáo có thể bao gồm các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt, chưa đủ nghiêm trọng để tìm kiếm sự hỗ trợ, song vẫn "đáng lưu tâm." Nhiều dữ liệu báo cáo thậm chí còn bị "thổi phồng."

Nghiên cứu trên đã xem xét các mũi thứ nhất, thứ hai và thứ ba vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech, Moderna và AstraZeneca được tiêm cho phụ nữ Thụy Điển, trong độ tuổi từ 12-74, từ tháng 12/2020 đến tháng 2/2022.

Kết quả cho thấy đối với phụ nữ chưa mãn kinh, không có mối liên quan nào giữa việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 với rối loạn kinh nguyệt sau khi đã điều chỉnh các biến số.

Đối với phụ nữ đã mãn kinh, tỷ lệ tìm kiếm sự trợ giúp về mặt y tế đối với các vấn đề kinh nguyệt tăng nhẹ sau khi tiêm mũi thứ ba vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna.

Tuy nhiên, nghiên cứu khẳng định mối liên quan giữa 2 yếu tố này "thấp."

Nói cách khác, nghiên cứu không cung cấp bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa vaccine ngừa COVID-19 với việc tìm kiếm sự hỗ trợ của y tế đối với rối loạn kinh nguyệt.

Cùng chuyên mục

Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc thêm gần 400 loại
Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc. Theo đó, trong đợt gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc mới nhất này, Cục Quản lý Dược đã gia hạn gần 400 thuốc, nguyên liệu làm thuốc để phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân, cơ sở khám chữa bệnh...
Dấu hiệu nhận biết viêm gan C
Viêm gan C là một bệnh lây truyền qua đường máu. Viêm gan C nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…

Tin mới