Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 06/04/2022 10:29 (GMT+7)

Cần làm gì khi thông tin tiêm chủng Covid-19 bị sai?

Theo thông tin từ Bộ Công an, hiện hay có hơn 41,4 triệu mũi tiêm bị sai thông tin trên dữ liệu hệ thống tiêm chủng quốc gia dẫn đến không thể cấp hộ chiếu vaccine. Vậy, người dân cần làm gì khi thông tin tiêm chủng Covid-19 bị sai?

Mới đây, Bộ Y tế cho biết, dự kiến cấp hộ chiếu vaccine cho tất cả người dân Việt Nam từ ngày 15/4. Điều kiện cần để cấp hộ chiếu vaccine là thông tin tiêm chủng của người dân đúng, được cơ sở tiêm chủng và công an địa phương xác thực, nhập lên hệ thống và duyệt bằng chữ ký số.

tm-img-alt
Ảnh minh họa. 

Hiện nay, có 3 cách để người dân kiểm tra và phản ánh thông tin tiêm chủng.

Cách một là gửi yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19. Mọi người cần truy cập vào trang web tiemchungcovid19.gov.vn, chọn mục "Tra cứu", chọn tiếp "Tra cứu chứng nhận tiêm". Sau đó, điền các thông tin cần thiết (được đánh dấu bằng dấu sao), bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, điện thoại, giới tính. Một mã OTP sẽ được gửi đến số điện thoại, người dân nhập mã này để trang web hiển thị thông tin tiêm chủng. Lưu ý, số điện thoại sử dụng để tra cứu phải trùng khớp với số điện thoại sử dụng khi đăng ký tiêm chủng.

Nếu thông tin sai lệch, bấm vào chữ "tại đây" được bôi màu đỏ, gạch chân trong phần ghi chú. Trang web sẽ hiển thị một biểu mẫu để người dân tự khai báo thông tin các mũi tiêm, trong đó phần bắt buộc khai báo có dấu sao màu đỏ. Tiếp theo, chụp ảnh giấy xác nhận đã tiêm chủng vaccine Covid-19, tải lên trang web, nhập mã xác nhận và gửi đi.

Trong trường hợp sử dụng chứng minh thư nhân dân để đăng ký tiêm chủng hoặc đã có căn cước công dân nhưng chưa được cập nhật, người dân cần liên hệ với công an địa phương để được cung cấp mã định danh. Cơ sở tiêm chủng và công an địa phương có trách nhiệm cập nhật mã định danh lên hệ thống và đồng bộ với thông tin tiêm chủng của người dân.

Cách hai là phản ánh thông tin qua ứng dụng PC-Covid. Trên màn hình chính của ứng dụng, mọi người bấm vào dòng chữ màu xanh ghi "Đã tiêm hai (hoặc ba) mũi vaccine". Ứng dụng sẽ hiển thị thông tin tiêm chủng từ cơ sở tiêm, họ tên, năm sinh, giới tính. Nếu chưa có thông tin, bấm vào mục "Tự khai tiêm vaccine", khai báo các thông tin gồm loại vaccine, ngày tiêm, đơn vị tiêm chủng, sau đó chụp ảnh chứng nhận tiêm, bấm vào mục "Thêm mũi tiêm" nếu cần phản ánh thông tin mũi hai, ba. Cuối cùng, bấm nút "Lưu thông tin" để hoàn tất phản ánh.

Cách ba là sử dụng Sổ sức khỏe điện tử. Tại màn hình chính của ứng dụng, bấm vào mục "Phản ánh tiêm chủng", chọn mục "Tạo phản ánh". Lựa chọn mũi tiêm cần phản ánh, sau đó bấm "Tiếp tục". Tương tự PC-Covid, người dân cần cung cấp các thông tin gồm loại vaccine, ngày tiêm, đơn vị tiêm chủng, ảnh chứng nhận tiêm, cuối cùng bấm nút "Gửi phản ánh".

Sau khi người dân cung cấp thông tin phản ánh, cơ quan quản lý y tế như sở y tế, trung tâm kiểm soát bệnh tật, trung tâm y tế... sẽ rà soát, phản hồi và cập nhật bổ sung thông tin trong vòng 48 giờ. Hộ chiếu vaccine sẽ được cung cấp sau khi các công tác hiệu chỉnh thông tin tiêm chủng hoàn tất, hiển thị bằng mã QR code trên ứng dụng PC-Covid và Sổ sức khỏe điện tử.

Cùng chuyên mục

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Tin mới