Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 19/03/2025 11:55 (GMT+7)

Cảnh báo nhiều trường hợp bị bỏng nặng do tai nạn khi đốt pháo hoa

Mặc dù Tết Nguyên đán đã trôi qua gần 2 tháng nhưng vẫn có nhiều người dân phải đến Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh điều trị do tai nạn khi đốt pháo hoa.

Các bác sĩ khuyến cáo, hiện nay đốt pháo hoa không bị cấm nhưng người dân cần cẩn trọng khi mua, bảo quản, sử dụng, bởi pháo hoa luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về cháy nổ, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người đốt và cả người xung quanh.

Mới đây, chị P.T.A.K (23 tuổi, ở tỉnh Long An) đến Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh khám trong tình trạng có nhiều vết thương sưng tấy, rỉ dịch ở vùng cổ và mặt bên trái. Chị cho biết, tháng trước, khi hàng xóm đốt pháo hoa, chị đã tò mò đứng xem và bị tàn pháo rơi vào người gây bỏng. Tuy nhiên, nghĩ bỏng nhẹ nên chị K. tự điều trị bằng cách đắp nha đam, lá trà xanh để làm dịu da. Sau mấy ngày vùng da tổn thương bắt đầu nổi mụn nước li ti, mưng mủ, bong da… Chị K. đã đến bệnh viện địa phương khám và được kê đơn thuốc. Mặc dù vậy, tình trạng vết bỏng không cải thiện nên tìm đến Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, bác sĩ cho biết, tuy bên ngoài vết thương đã đóng vảy nhưng các vùng mô bên trong bị tổn thương, nhiễm trùng nghiêm trọng. Đặc biệt, da vùng mặt bị bội nhiễm, dịch mủ khá nhiều, bỏng sâu độ 2 nên các bác sĩ đã phải vệ sinh, cắt lọc mô hoại tử, sử dụng kháng sinh, kháng viêm... Do bệnh nhân đến bệnh viện quá muộn nên có thể sẽ để lại sẹo xấu.

Một trường hợp khác là chị T.T.H (28 tuổi, ở Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh) đến Bệnh viện Da liễu trong tình trạng da phần ngực bị lở loét, nhiễm trùng, có mùi hôi. Trước đó, gia đình chị H. đã đặt mua 2 viên pháo hoa với giá gần 1 triệu đồng trên mạng. Sau bữa cơm tối, cả gia đình chị H. và mấy người hàng xóm đã đưa pháo hoa đến một mảnh đất trống trong khu dân cư đốt. Tuy nhiên, thay vì bay lên không trung thì viên pháo hoa lại bay thẳng vào người chị H. và phát nổ. Vụ tai nạn khiến chị H. bị bỏng nặng vùng ngực, vùng mặt và được đưa đến cơ sở y tế gần nhà cấp cứu. Cho rằng vết bỏng nhẹ nên chị H. tự uống thuốc, điều trị tại nhà. Hơn 1 tuần sau, phần ngực của chị H. bị nhiễm trùng, lở loét, vết thương có mùi hôi. Tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, các bác sĩ nhận định chị H. nhiễm trùng khá nặng nên phải cắt lọc, làm sạch vết thương, sử dụng kháng sinh phù hợp kiểm soát nhiễm khuẩn… Người bệnh cần phải tiếp tục tái khám, theo dõi vết bỏng và có khả năng phải ghép da bởi sẹo xấu khá lớn.

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Uyển Nhi, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Kế hoạch tổng hợp, Trưởng đơn vị Thử nghiệm lâm sàng, Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thời gian gần đây, đơn vị này liên tiếp điều trị cho bệnh nhân bị bỏng do tai nạn pháo hoa, có tuần ghi nhận đến 3 ca tai nạn do pháo hoa. Người bệnh bị bỏng ở các mức độ khác nhau, đa số bỏng sâu ở vùng mặt, cổ, ngực, tay, vết thương nhiễm trùng. Bác sĩ Uyển Nhi khuyến cáo, hiện nay đốt pháo hoa không bị cấm nhưng người dân cần cẩn trọng khi mua, bảo quản, sử dụng, bởi pháo hoa luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về cháy nổ, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người đốt và cả người xung quanh.

Nếu không may bị tai nạn bỏng pháo hoa, nạn nhân tuyệt đối không tự điều trị vì có thể làm vết thương trầm trọng hơn. Một trong những sai lầm mà người dân thường mắc phải khi bị bỏng pháo hoa đó là dùng ô-xy già để sát khuẩn vết thương trong khi ô-xy già có thể “ăn mòn” vùng mô bên dưới, gây nặng nề vết bỏng. Người dân cũng không nên sử dụng các biện pháp dân gian như đắp bã trầu, đắp nha đam, mồng tơi, bôi kem đánh răng, nước mắm… lên vết thương bỏng bởi làm như vậy sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, làm vết thương nghiêm trọng hơn.

Các bác sĩ lưu ý, khi bị bỏng do tai nạn pháo hoa, cần rửa vết bỏng bằng nước sạch, rửa dưới vòi nước trong khoảng 15 - 20 phút để làm dịu hẳn nhiệt. Sau đó sát khuẩn bằng nước muối sinh lý, dung dịch povidine. Khi vết thương đã sạch nhưng nếu vẫn còn thấy nóng, có thể chườm đá ở vùng không bị phồng rộp, loét da và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chăm sóc, điều trị.

Cùng chuyên mục

Thanh niên cướp 2 cây vàng ở Hà Nội sa lưới
Thông tin từ Công an TP Hà Nội, Phòng Cảnh sát hình sự đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản tại tiệm vàng trên địa bàn phường Đại Kim, quận Hoàng Mai.

Tin mới

Xử phạt hàng loạt cơ sở thuộc Hệ thống Thế giới Nha khoa AB
Trong bối cảnh ngành y tế đang ngày càng được chú trọng và kiểm soát chặt chẽ, hàng loạt cơ sở thuộc Hệ thống Thế giới Nha khoa AB bị xử phạt, tước giấy phép hoạt động vì vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh. Đặc biệt, các cơ sở này đều sử dụng người hành nghề "chui", không đăng ký hành nghề khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
“Những chiến sĩ nhí” đáng yêu!
Hưởng ứng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), sáng ngày 28/4/2025, Ban giám hiệu Trường Mầm non Tân Đông cùng Ban đại diện phụ huynh học sinh (PHHS) đã tổ chức chương trình “Về nguồn” mang nhiều ý nghĩa cho các em học sinh đại diện khối Chồi, Lá,…
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Thang máy gia đình mua ở đâu? Gợi ý địa chỉ uy tín giúp bạn an tâm lựa chọn
Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng thang máy gia đình ngày càng tăng cao, việc lựa chọn được một đơn vị cung cấp uy tín là điều vô cùng quan trọng. Không chỉ để đảm bảo an toàn vận hành, thẩm mỹ không gian mà còn liên quan trực tiếp đến chi phí lắp đặt và bảo trì lâu dài. Vậy mua thang máy gia đình ở đâu để vừa đảm bảo chất lượng, vừa tối ưu về thiết kế và giá thành?