Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 14/07/2022 17:05 (GMT+7)

Cập nhật mới nhất các tỉnh tiêm chậm vaccine Covid-19 mũi 3 và 4

Sáng ngày 14/7, Bộ Y tế đã tiếp tục thông tin về kết qủa tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 và mũi 4 với người từ 18 tuổi trở lên và trẻ từ 12 - 17 tuổi. Đây là lần cập nhật thứ 10 của Bộ Y tế kể từ ngày 29/6.

Theo đó, về kết quả tiêm mũi 3 cho người trên 18 tuổi, đến nay đã tiêm tổng số 46.612.946 mũi (đạt tỷ lệ 69,6%), trong ngày có 32 tỉnh triển khai với 58.878 người được tiêm. 5 tỉnh thành có tỷ lệ tiêm mũi 3 thấp là: Hải Phòng (43,6%); Quảng Nam (45,4%); Bình Thuận (48,2%); Đồng Nai (44,6%); Hậu Giang (36,7%). 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 cao: Thanh Hóa (94,4%); Bắc Giang (95,8%); Nghệ An (95,0%).

tm-img-alt
Ảnh minh họa. 

Về tiêm nhắc mũi 4: Tổng số có 6.049.410 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 30,0%), trong ngày có 34 tỉnh triển khai với 246.356 người được tiêm. 5 tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 2 thấp: Bắc Cạn (3,7%); Quảng Bình (3,8%); Bình Định (5,9%); Phú Yên (3,2%); Đồng Nai (7,8%). 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 2 cao: Phú Thọ (78,5%); Quảng Ninh (74,7%); Khánh Hòa (72,3%)

Đối với nhóm từ 12-17 tuổi: Ghi nhận 8.666.634 trẻ tiêm đủ 2 mũi đạt 99,0%; Tiêm mũim 3 đạt: 1.347.236 trẻ (15,4%).

25 tỉnh tiêm mũi 3 thấp dưới 10% gồm: Miền Bắc (13 tỉnh): Hà Nội; Nam Định; Vĩnh Phúc; Hải Dương; Hưng Yên; Quảng Ninh; Nghệ An; Lạng Sơn; Hà Giang; Cao Bằng; Yên Bái; Sơn La; Điện Biên. Miền Trung (4 tỉnh): Đà Nẵng; Quảng Nam; Phú Yên; Bình Thuận. Miền Nam (8 tỉnh): TP Hồ Chí Minh; Bà Rịa – Vũng Tàu; Tiền Giang, Long An; Sóc Trăng; Trà Vinh; Đồng Tháp; Bình Dương.

4 tỉnh tiêm mũi 3 tốt: Ninh Bình (47,9%); Thanh Hóa (51,9%); Lâm Đồng (49,0%); Cà Mau (47,9%).

Ngoài ra, Bộ Y tế nhấn mạnh vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch, do đó cần đẩy mạnh triển khai tiêm vaccine phòngCovid-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc, quyết liệt, an toàn, hiệu quả, khoa học. Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, vận động người dân tham gia tiêm chủng mũi 3, mũi 4 kịp thời và đầy đủ để duy trì miễn dịch cộng đồng. 

Cùng chuyên mục

“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 2: Nhà thuốc Long Châu bán thuốc kháng sinh trẻ em như rau
Chưa tới ba phút đã có thể mua một hộp thuốc kháng sinh mà không cần toa thuốc, không có sự tư vấn, cảnh báo từ các dược sĩ…thực trạng này đang xảy ra tại hàng loạt nhà thuốc Long Châu. Liên tiếp bị xử phạt về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục tái diễn mang dấu hiệu coi thường pháp luật, sức khoẻ người dân.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa
Thực trạng thuốc kê đơn, thuốc kháng sinh được bán vô tội vạ mà không cần toa đang xảy ra tràn lan tại chuỗi các nhà thuốc lớn tại TP HCM. Liên tiếp bị cơ quan chức năng xử lý nhưng hành vi sai phạm vẫn tiếp tục tái diễn vì chế tài xử phạt nhẹ. Trong khi đó, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP.HCM: Đề xuất mua bảo hiểm y tế miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS
TP.HCM vừa có dự thảo đề cương chi tiết Nghị quyết về hỗ trợ chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn; đồng thời hỗ trợ chi phí cùng chi trả thuốc kháng vi rút HIV cho những người này. Nghị quyết dự kiến sẽ được HĐND TP.HCM thông qua vào kỳ họp tới.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...