Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 10/04/2023 14:06 (GMT+7)

Chuyện trọng tài Trương Hồng Vũ: Như một trò hề, hay nỗi đau của bóng đá Việt Nam?

Tại sao gọi hơn cả trò hề của bóng đá Việt Nam về chuyện trọng tài Trường Hồng Vũ?

Nhắc lại, sân Thiên Trường xảy ra tranh cãi về chuyện trọng tài Trương Hồng Vũ bắt phạt đền cho Nam Định, qua đó gỡ hòa 1-1 trước Khánh Hòa. Tình huống này vấp phải ý kiến từ ban huấn luyện đội Khánh Hòa lẫn giới cầm còi của bóng đá Việt Nam.

Ban trọng tài VFF kết luận: "Cầu thủ Mai Xuân Quyết đã chủ động chơi bóng và kiểm soát được trái bóng trước khi thủ môn Võ Ngọc Cường bên phía Khánh Hòa băng ra với tốc độ cao, không kiểm soát được tốc độ và va chạm với cầu thủ Mai Xuân Quyết".

Giới trọng tài bao gồm cựu còi vàng, trọng tài V.League, cựu giám sát, giảng viên trọng tài nhận xét: Trọng tài Trương Hồng Vũ bắt sai. Người đáng bị phạt là cầu thủ của Nam Định, bởi chơi bóng ở mức độ liều lĩnh bất chấp có thể gây chấn thương cho đối phương.

Chuyện trọng tài Trương Hồng Vũ: Hơn cả trò hề của bóng đá Việt Nam! Ảnh 1
Chuyện trọng tài Trương Hồng Vũ có thể nói hơn cả trò hề của bóng đá Việt Nam. Ảnh: Owker.

Câu chuyện kể trên có thể nói là tấn bi hài, hoặc gọi là "bi kịch" của bóng đá Việt Nam cũng không quá lời. Bởi tình huống rất rõ ràng, không khó và áp dụng luật của FIFA (Liên đoàn bóng đá thế giới) nhưng thật hài hước rằng: Giới trọng tài nhận xét sai và Ban trọng tài VFF kết luận đúng. Nhấn mạnh, cả hai bên đều xem lại, không phải xử lý trực tiếp.

Trường hợp thứ nhất, nếu Ban trọng tài VFF phán xét đúng, các trọng tài nhận xét sai. Có nghĩa hệ thống trọng tài của Việt Nam đang bị... hỏng, không hiểu luật và không thể cầm còi ở sân chơi chuyên nghiệp. Bởi ngay cả việc xem lại một tình huống mà còn nhận xét sai thì các trọng tài xử lý tình huống trực tiếp sẽ như thế nào?

Trường hợp thứ hai, nếu Ban trọng tài VFF phán xét sai, các trọng tài nhận xét đúng. Ai nhìn vào cũng thấy làm "sếp" mà dốt luật hơn cấp dưới, hoặc cố tình đổi trắng thay đen để bao che cho trọng tài bắt sai. Dù do tư tưởng hay trình độ thì Ban trọng tài VFF mất uy tín và rất khó để điều hành cho tốt, nói đúng là "nhà dột từ nóc".

Vậy ai đúng - ai sai trong chuyện quyết định thổi 11m của trọng tài Trương Hồng Vũ?

Ở một góc nhìn của bên thứ ba, trọng tài nước ngoài có kinh nghiệm World Cup có đánh giá giống các trọng tài Việt Nam là cầu thủ Nam Định chơi bóng ở mức độ liều lĩnh và có thể gây chấn thương cho đối phương, cần phải phạt thẻ vàng và thủ môn Khánh Hòa không có lỗi.

Một thông tin liên quan khác là trọng tài Trương Hồng Vũ không làm nhiệm vụ ở vòng 6 V.League 2023, dù chính Ban trọng tài VFF kết luận ông Vũ bắt phạt đền đúng.

Nhìn một cách tổng quan, có lẽ người hâm mộ có thể đoán được ai sai - ai đúng. Nhưng kết quả ra sao thì bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đã thua và mất niềm tin trong mắt người hâm mộ, khi chính giới cầm còi phản ứng với kết luận của Ban trọng tài VFF.

Cùng chuyên mục

Tiếc cho Quế Ngọc Hải
Quế Ngọc Hải bị loại khỏi danh sách tuyển Việt Nam dự AFF Cup 2024 được ví như cú sốc lớn, bởi cách đây một tháng còn làm đội trưởng.
Vụ nữ cơ thủ số 1 Việt Nam tự lo chi phí du đấu: Kinh phí hoạt động của Liên đoàn Billiards lấy từ đâu?
Nữ cơ thủ Nguyễn Hoàng Yến Nhi và đại diện cơ quan chủ quan Sở Văn hóa - Thể thao TP.Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Liên đoàn Billiards & Snooker Việt Nam (VBSF) vào sáng 15/10 xoay quanh câu chuyện vận động viên này tự bỏ tiền túi khoảng 55 triệu đồng dự giải vô địch thế giới tại Pháp.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...