Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 08/01/2024 08:43 (GMT+7)

Có được phép cầm cố tài sản hình thành trong tương lai?

Theo quy định của pháp luật, có được phép cầm cố tài sản hình thành trong tương lai không?

Có được phép cầm cố tài sản hình thành trong tương lai?

Ảnh minh họa.

Thế nào là tài sản hình thành trong tương lai?

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, tài sản hình thành trong tương lai là tài sản chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch (căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 108, Bộ luật Dân sự 2015).Có thể lấy ví dụ như sau:

Ví dụ theo khoản 24, Điều 2, Luật Nhà ở năm 2023 (sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, nhà ở hình thành trong tương lai được định nghĩa như sau: Đây là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng hoặc chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Việc mua bán nhà ở hình thành trong tương lai phải đáp ứng điều kiện tại Điều 160, Luật Nhà ở năm 2023:

- Không bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (hay còn gọi là Sổ đỏ);

- Không thuộc trường hợp bị kê biên thi hành án hoặc chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, ngăn chặn theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền;

- Không nằm trong trường hợp đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa hoặc phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền…

Đặc điểm

Theo Điều 295, Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản được mang ra cầm cố dù là tài sản hiện có hay tài sản hình thành trong tương lai đều phải đáp ứng các điều kiện chung sau đây:

- Thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố;

- Có thể được mô tả chung theo thỏa thuận của các bên nhưng phải xác định được;

- Giá trị của tài sản được mang đi cầm cố có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được cầm cố.

Các loại tài sản hình thành trong tương lai

Quy định về các loại tài sản hình thành trong tương lai được nêu tại khoản 2, Điều 108, Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm:Tài sản chưa hình thành;Tài sản đã hình thành nhưng việc xác lập quyền sở hữu được thực hiện sau thời điểm xác lập giao dịch.

Trong khi đó, theo quy định trước đây tại khoản 2, Điều 1, Nghị định 11/2012/NĐ-CP, tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản được hình thành từ vốn vay;Tài sản đang được hình thành/tạo lập hợp pháp tại thời điểm ký giao dịch cầm cố;Tài sản dù đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu nhưng sau khi giao kết giao dịch cầm cố thì mới được đăng ký theo quy định.

Và tại Nghị định 21/2021/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 11/2012/NĐ-CP đã không còn liệt kê các loại tài sản hình thành trong tương lai như thế này mà chỉ giữ lại quy định không áp dụng với quyền sử dụng đất.

Cầm cố tài sản hình thành trong tương lai có được không?

Căn cứ khoản 1, Điều 8, Nghị định 21/2021/NĐ-CP, cầm cố tài sản là một trong các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ (theo khoản 1, Điều 292, Bộ luật Dân sự năm 2015). Đây được coi là việc mà bên cầm cố sẽ giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Về các loại tài sản được dùng để cầm cố thì tài sản hiện có hay tài sản hình thành trong tương lai đều được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trừ trường hợp các quy định liên quan cấm mua bán, chuyển nhượng hoặc chuyển giao về quyền ở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng cầm cố.

Từ quy định trên, có thể thấy, tài sản hình thành trong tương lai cũng hoàn toàn được phép cầm cố trừ trường hợp tài sản này bị cấm mua bán, chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng cầm cố theo quy định nêu trên.

Bên cạnh đó, việc cầm cố bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng với quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 4, Điều 10, Nghị định 21/2021/NĐ-CP.

Cùng chuyên mục

Chưa rút BHXH mà qua đời thì có bị mất tiền đã đóng?
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, người lao động đang đóng BHXH, hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất, bao gồm 02 khoản: Mai táng phí và trợ cấp tuất (trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hàng tháng).

Tin mới

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo tuyển dụng nhân sự online vào ngân hàng
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác và tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn lừa đảo, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Khi gửi hồ sơ tuyển dụng cho các công ty, doanh nghiệp, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về việc tuyển dụng trên website chính thức của công ty hoặc số đường dây nóng. Cảnh giác khi tham gia các dự án đầu tư online được giới thiệu là lãi suất cao, rút tiền nhanh.
Mai Nguyễn Anh: Ca sĩ được khán giả yêu thích nhất và Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024
Với chất giọng nam trung đầy nội lực, mạnh mẽ và cuốn hút, Mai Nguyễn Anh đã chứng minh được tài năng phi thường của mình tại cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2024. Anh không chỉ gây ấn tượng với âm vực rộng, phong cách hát truyền cảm, mà còn khẳng định được sự tự tin khi trình diễn trên sân khấu. Kết quả, nam ca sĩ đã xuất sắc giành giải “Ca sĩ được khán giả yêu thích nhất” và vị trí Á quân trong cuộc thi.
Chủ sở hữu nhà đã chết thì đăng ký thường trú mới như thế nào?
Trong trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp của chủ sở hữu là người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 18 tuổi, người bị tuyên bố mất tích, người đã chết thì chỉ cần lấy ý kiến đồng ý của một trong những người đại diện hợp pháp, người thừa kế của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
6 lỗi nhất định phải tránh trong buổi phỏng vấn xin việc
Buổi phỏng vấn xin việc là cơ hội quan trọng để bạn thể hiện năng lực và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, một vài câu nói không phù hợp có thể làm giảm cơ hội của bạn. Để tăng khả năng trúng tuyển, hãy tránh các chủ đề nhạy cảm và giữ thái độ chuyên nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết những điều cần tránh nói trong buổi phỏng vấn để tăng khả năng được chọn vào công việc mơ ước của mình.
Những thuật ngữ về mạng xã hội tại Nghị định 147/2024/NĐ-CP
Nghị định số 147/2024/NĐ-CP ngày 09/11/2024 về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng do Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ ngày 25/12/2024. Trong đó, Nghị định này đã giải thích rõ một số thuật ngữ về mạng xã hội mà người dân thường xuyên sử dụng.