Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 11/01/2024 14:24 (GMT+7)

Cổ phiếu, trái phiếu năm 2024: Ba điều cần chú ý

Trong năm 2024, có ba yếu tố nổi bật gồm: Lãi suất, thu nhập doanh nghiệp và các chính sách Nhà nước được xem có thể định hình hướng đi của cổ phiếu và trái phiếu Việt Nam.

tm-img-alt
Lãi suất, thu nhập doanh nghiệp và các chính sách Nhà nước được xem có thể định hình hướng đi của cổ phiếu và trái phiếu.

Thu nhập doanh nghiệp và dòng tiền phái sinh, không dùng tiền mặt của các Doanh nghiệp luôn nằm trong “tầm ngắm” của thị trường Chứng khoán Việt Nam. Chúng là đầu vào quan trọng trong hầu hết mọi mô hình, tính toán giá trị nội tại của một công ty, là giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai đối với các cổ đông.

Các nhà giao dịch và nhà đầu tư chuyên nghiệp gọi thu nhập là “mạch máu” của thị trường Chứng khoán, động lực quan trọng đối với thị giá cổ phiếu của một công ty trong dài hạn.

Thu nhập giảm khi kinh tế suy thoái và tăng khi kinh tế mở rộng, khiến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết tăng vọt. Đó là lý do tại sao các nhà giao dịch và nhà đầu tư cố gắng tìm hiểu xem nền kinh tế đang đi theo hướng nào trước khi đặt cược vào cổ phiếu.

Vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023, có vẻ như nền kinh tế Việt Nam đang tiến vào giai đoạn suy thoái và điều đó có thể giải thích cho tình trạng bán tháo cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu của các công ty nhỏ, nội tại mỏng trên thị trường.

Tuy nhiên, cuộc suy thoái không bao giờ xảy ra sau đại dịch. Thay vào đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn kiên cường trong suốt cả năm, khiến các nhà phân tích chứng khoán phải điều chỉnh lại dự báo thu nhập vào cuối năm 2023.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2023 của cả nước ước tính tăng 5,05% so với năm trước, đưa quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. Và điều đó có thể giải thích cho sự phục hồi của thị trường chứng khoán trong 2 tháng vừa qua.

Các nhà phân tích đều đồng ý quan điểm, năm 2023 có thể đi vào lịch sử là năm bất chấp mọi khó khăn. Vào cuối năm 2022, gần như mọi chuyên gia đều dự đoán về một cuộc suy thoái và thị trường giá xuống vào năm 2023. Tuy nhiên, bất chấp một số biến động và bán tháo, thị trường vẫn ghi nhận một năm nhìn chung tích cực. Dựa trên dữ liệu kinh tế vĩ mô như GDP và tăng trưởng việc làm, công ty niêm yết duy trì đà thu nhập tích cực trong hai quý vừa qua, tạo đà cho giá cổ phiếu vào năm 2024.

Nhiều nhà phân tích tin rằng, mùa thu nhập sắp tới sẽ có lợi cho những “gã khổng lồ” đã thành danh, đặc biệt là một số Tập đoàn trong rổ VN30 khi họ đạt mức tăng trưởng thu nhập khoảng 40% vào năm 2023. Trong khi đó, các công ty nhỏ hơn, có định hướng tăng trưởng trên sàn giao dịch đang gặp khó khăn trong việc theo kịp tốc độ.

Tuy nhiên, lãi suất vẫn là một động lực khác tác động đến giá cổ phiếu và phân bổ tài sản. Chúng là yếu tố chiết khấu trong các mô hình tính toán giá trị nội tại và là động lực quan trọng quyết định giá thị trường của tài sản trong dài hạn.

Khi lãi suất tăng, giá trị nội tại của trái phiếu và cổ phiếu giảm xuống, do dòng tiền trong tương lai trở nên ít giá trị hơn khi được chiết khấu về hiện tại - đặc biệt là giá trị nội tại của trái phiếu có kỳ hạn dài và cổ phiếu nhỏ hơn có thời gian hoàn trả trong tương lai xa. Ngược lại, khi lãi suất giảm, giá trị nội tại của trái phiếu và cổ phiếu tăng lên, đẩy giá thị trường của trái phiếu và cổ phiếu lên cao hơn.

Cổ phiếu, trái phiếu năm 2024: Ba điều cần chú ý ảnh 1
Giá trị trái phiếu có rủi ro cao giảm dần.

Trong cả hai trường hợp, kỳ vọng đều có tác dụng, khi các nhà giao dịch và nhà đầu tư đặt cược trước sự biến động thực tế của lãi suất. Điều đó có thể giải thích diễn biến thị trường của cổ phiếu và trái phiếu trong 12 tháng qua khi chỉ số VN-Index đến 29/12 là 1.129 điểm, tăng 12% so với cuối năm 2022, thanh khoản trên thị trường cổ phiếu đạt là 17.500 tỷ đồng một phiên và quy mô vốn hóa thị trường ước đạt 6.000.000 tỷ và tăng 9,5% so với năm 2022, tương đương vào khoảng 62% GDP năm 2022.

Sau sự kiện liên quan đến Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, các nhà giao dịch và nhà đầu tư đổ xô bán trái phiếu kho bạc, trái phiếu doanh nghiệp và chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS) vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023, do lãi suất suất tăng và “đảo chiều” trong vài tháng qua. Lãi suất thấp hơn có thể là một “cơn gió” thuận lợi cho cả cổ phiếu và trái phiếu vào năm 2024.

Bên cạnh đó, những yếu tố về chính sách của Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng, có thể thay đổi “cuộc chơi” tài chính. Theo ông Nguyễn Đức Chi- Thứ trưởng Bộ Tài Chính, thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2024 sẽ tiếp tục tăng trưởng bền vững và thực chất. Niềm tin của giới đầu tư với thị trường này đã trở lại, kỳ vọng vào những giải pháp cụ thể, sự phục hồi của nền kinh tế. Chất lượng của thị trường sẽ được nâng lên một bước cả đối với các tổ chức phát hành, các doanh nghiệp phát hành cũng như nhà đầu tư và nhà cung cấp dịch vụ.

Ông Chi cũng thông tin, trong năm 2023, Bộ Tài Chính đã thực hiện công tác thanh tra, giám sát và xử lí vi phạm rất chặt chẽ. Đồng thời, đang lấy ý kiến từ các bộ, ngành để hoàn thành hành lang pháp lý, quy định lại lộ trình sắp xếp các thị trường cổ phiếu, trái phiếu, thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh và các thị trường khác.

“Còn riêng về nâng hạng thị trường chứng khoán, ngay trong năm 2024 này, Bộ Tài chính cùng với các bộ, ngành liên quan sẽ chủ động triển khai một cách quyết liệt nhiều giải pháp khác nhau để sớm đạt được tiêu chuẩn về nâng hạng thị trường chứng khoán trong thời gian sớm nhất; đề xuất các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và xếp hạng thị trường chứng khoán có quyết định nâng hạng thị trường chứng khoán” - Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho hay.

Cùng chuyên mục

Bitcoin vượt mốc 90.000 USD
Giá của đồng Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới trong ngày 13/11 khi thị trường tiếp tục hưởng lợi từ những cam kết của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc nới lỏng các quy định đối với tiền kỹ thuật số.

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...
Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.