Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 05/04/2023 10:25 (GMT+7)

Cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế 4 tháng nhận hối lộ 180 lần với hơn 42 tỷ đồng

Trong vòng 4 tháng, Phạm Trung Kiên nhận hối lộ hơn 180 lần với tổng số tiền 42,6 tỷ đồng từ 19 cá nhân, đại diện các doanh nghiệp tham gia 'chuyến bay giải cứu'.

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa ra kết luận điều tra vụ án "chuyến bay giải cứu", đề nghị truy tố 54 bị can về 5 tội: Đưa hối lộ, Môi giới hối lộ, Nhận hối hộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Theo kết luận điều tra vụ án "chuyến bay giải cứu", ông Phạm Trung Kiên - lúc đang là thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế - đã có hơn 180 lần nhận hối lộ 42,6 tỉ để trình Bộ Y tế chấp thuận chuyến bay hoặc người dân được về nước trong dịch COVID-19.

Bị can Phạm Trung Kiên.
Bị can Phạm Trung Kiên.

Kết luận điều tra nêu, với vai trò là thư ký, giúp việc cho ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, bị can Phạm Trung Kiên đã lợi dụng nhiệm vụ được giao để yêu cầu các doanh nghiệp phải chung chi 500 nghìn - 1,5 triệu đồng/khách, hoặc 100 - 200 triệu đồng/chuyến bay, hay 7 - 15 triệu đồng/khách lẻ.

Ngoài ra, bị can Phạm Trung Kiên còn cùng bị can Vũ Anh Tuấn, cựu cán bộ Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, yêu cầu, gợi ý chỉ dẫn để doanh nghiệp liên hệ, chi tiền cho Kiên để được Bộ Y tế chấp thuận chuyến bay, trả lời kịp thời văn bản và ngược lại.

Theo cơ quan điều tra, từ tháng 7/2021 đến 11/2021, bị can Phạm Trung Kiên đã nhận hối lộ hơn 180 lần với tổng số tiền hơn 42,6 tỷ đồng từ từ 19 cá nhân, đại diện các doanh nghiệp. Trong đó, bị can này nhiều lần nhận ở trụ sở Bộ Y tế hoặc yêu cầu lãnh đạo các doanh nghiệp chuyển vào tài khoản ngân hàng của bà Nguyễn Bích Ngọc (mẹ vợ Kiên).

Đáng chú ý, cơ quan điều tra xác định ông Kiên có đến 114 lần nhận hối lộ từ Vũ Hồng Quang - cán bộ Cục Hàng không Việt Nam.

Theo kết luận, ông Quang đã liên hệ, tiếp xúc nhờ Kiên giúp để Bộ Y tế chấp thuận cho khách lẻ được về nước trong chiến dịch "chuyến bay giải cứu". Ông Kiên đồng ý đề nghị trên và yêu cầu phải chi 7-15 triệu đồng/khách. Tổng số tiền cựu thư ký thứ trưởng đã nhận từ cán bộ Cục Hàng không hơn 7,4 tỉ đồng.

Quá trình điều tra, bị can thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Phạm Trung Kiên đã liên hệ, trả lại 12,2 tỷ đồng cho đại diện các doanh nghiệp, cá nhân liên quan.

Ngoài ông Kiên, tại Bộ Y tế còn có ông Bùi Huy Hoàng - nguyên chuyên viên thuộc Cục Y tế Dự phòng - cũng bị đề nghị truy tố với cáo buộc có hành vi môi giới hối lộ số tiền hơn 3,3 tỉ trong vụ án "chuyến bay giải cứu".

Cùng chuyên mục

Cảnh giác thủ đoạn giả mạo tổ chức nước ngoài để tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã phát hiện và cảnh báo về một thủ đoạn lừa đảo tinh vi, lợi dụng nhu cầu cấp chứng chỉ tiếng Anh của nhiều người để tổ chức các kỳ thi giả mạo, chiếm đoạt tài sản. Bộ Nội vụ vừa có công văn gửi các cơ quan, bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, yêu cầu kiểm tra, rà soát hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ không hợp pháp.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa cài ứng dụng ngân hàng giả mạo nhằm chiếm quyền điểu khiển thiết bị
Mới đây, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã đưa ra loạt cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo mới xuất hiện trong tuần qua. Trong đó đáng chú ý là việc các đối tượng lừa đảo dùng app ngân hàng giả mạo để chiếm quyền kiểm soát thiết bị, từ đó chiếm đoạt tài sản.

Tin mới

“Mang tinh hoa Việt ra toàn cầu”, Nệm Thuần Việt sẵn sàng chinh phục Amazon
Nệm Thuần Việt, với tầm nhìn vươn ra quốc tế, đã chọn Amazon làm bệ phóng để chinh phục thị trường toàn cầu. Bắt đầu từ một doanh nghiệp nhỏ vào năm 2018, thương hiệu đã không ngừng phát triển và khẳng định vị thế tại Việt Nam. Với chất lượng đạt chuẩn quốc tế, Nệm Thuần Việt quyết tâm đưa sản phẩm nệm cao su thiên nhiên đến với người tiêu dùng toàn cầu, hướng tới mục tiêu trở thành nhà cung cấp nệm hàng đầu.
Cảnh giác thủ đoạn giả mạo tổ chức nước ngoài để tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã phát hiện và cảnh báo về một thủ đoạn lừa đảo tinh vi, lợi dụng nhu cầu cấp chứng chỉ tiếng Anh của nhiều người để tổ chức các kỳ thi giả mạo, chiếm đoạt tài sản. Bộ Nội vụ vừa có công văn gửi các cơ quan, bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, yêu cầu kiểm tra, rà soát hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ không hợp pháp.