Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 24/11/2020 13:36 (GMT+7)

Đà Nẵng thông tin về các trường hợp nghi bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh tráng trộn

Chiều 24/11, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng cho biết đã có thông tin về các trường hợp nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh tráng trộn.

Theo đó, vào ngày 23/11, Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP Đà Nẵng nhận được thông tin về các trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn quận Hải Châu.

Sau khi nhận được thông tin, Ban Quản lý ATTP phối hợp Cảnh sát môi trường, Trung tâm Y tế, phòng Y tế quận Hải Châu và phường Hòa Cường Nam tiến hành thu thập thông tin và điều tra, lấy mẫu thực phẩm nhằm xác định nguyên nhân nghi ngờ ngộ độc thực phẩm.

Đà Nẵng thông tin về các trường hợp nghi bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh tráng trộn. Ảnh minh họa

Qua điều tra ban đầu cho thấy, từ 19h00 ngày 18/11 đến 11h30 ngày 21/11, Bệnh viện Tâm Trí Đà Nẵng tiếp nhận 06 trường hợp ghi ngờ ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng lâm sàng đau bụng, nôn, sốt, tiêu chảy. Cả 06 bệnh nhân đều sử dụng bánh tráng trộn và bánh tráng bơ được mua tại quán hàng chú Tr. (trước cổng trường PTTH Nguyễn Hiền, đường Phan Đăng Lưu, quận Hải Châu) vào các ngày 17, 18/11. Đến sáng 24/11, các triệu chứng của bệnh nhân đã thuyên giảm và có 02 bệnh nhân đã xuất viện.

Kiểm tra đối với hộ kinh doanh Nguyễn Văn M. (chú Tr., trú tại Hòa Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng) kinh doanh thức ăn đường phố (bán rong), nguyên liệu để chế biến thực phẩm được chuyên chở trên một chiếc xe máy đến bán tại vỉa hè gần trường PTTH Nguyễn Hiền, các nguyên liệu này sẽ được trộn với nhau trước khi bán cho khách hàng (chủ yếu là học sinh).

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 Quy định phân công, phân cấp, phối hợp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, ban hành kèm theo Quyết định 31/2018/QĐ-UBND ngày 28/9/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng thì loại hình thức ăn đường phố do UBND phường quản lý.

Các nguyên liệu dùng để bán trong các ngày 17 và 18/11 không còn tại cơ sở, tuy nhiên đoàn kiểm tra đã tiến hành lấy 10 mẫu nguyên liệu đang sử dụng để trộn bán gồm: Đu đủ tươi thái sợ, xoài thái sợi, gan rim, trứng cút, đậu phụng rang, mực xé, bò khô, tép khô, sốt bơ, bánh tráng để gửi mẫu xét nghiệm và tìm các nguyên nhân có thể gây ra ngộ độc.

Hiện tại, hộ kinh doanh này đã tạm ngừng buôn bán.

Cùng chuyên mục

“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 2: Nhà thuốc Long Châu bán thuốc kháng sinh trẻ em như rau
Chưa tới ba phút đã có thể mua một hộp thuốc kháng sinh mà không cần toa thuốc, không có sự tư vấn, cảnh báo từ các dược sĩ…thực trạng này đang xảy ra tại hàng loạt nhà thuốc Long Châu. Liên tiếp bị xử phạt về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục tái diễn mang dấu hiệu coi thường pháp luật, sức khoẻ người dân.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa
Thực trạng thuốc kê đơn, thuốc kháng sinh được bán vô tội vạ mà không cần toa đang xảy ra tràn lan tại chuỗi các nhà thuốc lớn tại TP HCM. Liên tiếp bị cơ quan chức năng xử lý nhưng hành vi sai phạm vẫn tiếp tục tái diễn vì chế tài xử phạt nhẹ. Trong khi đó, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP.HCM: Đề xuất mua bảo hiểm y tế miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS
TP.HCM vừa có dự thảo đề cương chi tiết Nghị quyết về hỗ trợ chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn; đồng thời hỗ trợ chi phí cùng chi trả thuốc kháng vi rút HIV cho những người này. Nghị quyết dự kiến sẽ được HĐND TP.HCM thông qua vào kỳ họp tới.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...