Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 20/03/2024 08:39 (GMT+7)

Đại diện Viện KSND: Cần loại bỏ Trương Mỹ Lan ra khỏi đời sống xã hội

Ngày 19/3, phiên xét xử Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 người khác liên quan đến các sai phạm tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) bước sang phần tranh luận. Đại diện Viện KSND TP.HCM nêu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.

Nhận định về vụ án, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, việc đưa vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm ra xét xử công khai là để răn đe, phòng ngừa giáo dục chung, thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nhất là tội phạm tham nhũng, kinh tế, chức vụ, thể hiện tinh thần xử lý tội phạm không có vùng cấm.

Đại diện Viện KSND: Cần loại bỏ Trương Mỹ Lan ra khỏi đời sống xã hội
Bị cáo Trương Mỹ Lan.

Theo đại diện Viện KSND, lợi dụng chính sách của Nhà nước, sau khi hợp nhất 3 ngân hàng, bị cáo Trương Mỹ Lan đã nắm giữ phần lớn cổ phần của SCB, sử dụng ngân hàng này như công cụ tài chính, rút tiền của SCB.

Bị cáo Lan cùng nhiều đồng phạm đã thực hiện một chuỗi hành vi gồm: tuyển chọn, bố trí nhân sự thân tín vào các vị trí chủ chốt tại Ngân hàng SCB; thành lập một số đơn vị thuộc Ngân hàng SCB chuyên trách cho vay, giải ngân theo yêu cầu của bị cáo.

Thành lập, sử dụng hàng ngàn công ty “ma”, thuê nhiều cá nhân, cấu kết với các cá nhân đứng đầu nhiều doanh nghiệp liên quan để thực hiện hành vi tội phạm; thông đồng với nhiều công ty thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm; tạo lập số lượng rất lớn hồ sơ vay vốn khống để rút tiền từ Ngân hàng SCB; lập phương án rút tiền, “cắt đứt” dòng tiền sau giải ngân; bán nợ xấu, bán các khoản cấp tín dụng trả chậm để giảm dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu, để che giấu sai phạm; mua chuộc, tác động người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước làm trái công vụ.

Từ đó, Trương Mỹ Lan và các đồng phạm với vị trí, vai trò khác nhau, thực hiện nhiều tội phạm xâm phạm về sở hữu, xâm phạm hoạt động của ngân hàng, hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, trong đó nhiều tội phạm được thực hiện dưới dạng đồng phạm có tổ chức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn.

Ngoài ra, quá trình điều tra đã làm rõ hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản của bị cáo Nguyễn Cao Trí trong việc chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng của Lan.

Đại diện Viện Kiểm sát cho biết, trừ Trương Mỹ Lan, các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình như cáo trạng đã truy tố.

Theo đại diện Viện KSND, bị cáo Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt của Ngân hàng SCB 304.000 tỷ đồng; hành vi phạm tội của các bị cáo gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB hơn 498.000 tỷ đồng. Quá trình điều tra, bị cáo Lan thừa nhận việc gặp gỡ bị cáo Đỗ Thị Nhàn nhưng không thừa nhận chỉ đạo Đinh Văn Thành và Võ Tấn Hoàng Văn đưa tiền cho Nhàn.

Tuy nhiên, bị cáo Văn đã khai nhận, theo chỉ đạo của Lan, gặp và đưa hối lộ cho Đỗ Thị Nhàn 5.2 triệu USD. Từ đó, có đủ cơ sở để kết luận Trương Mỹ Lan phạm tội “Đưa hối lộ”.

Bị cáo Lan có nhiều tình tiết giảm nhẹ hình phạt như tích cực tham gia chống dịch, có bằng khen của Chủ tịch nước, tích cực khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, bị cáo phạm tội nhiều lần, trong thời gian dài, thủ đoạn tinh vi, phạm tội có tổ chức…Quá trình điều tra, xét xử bị cáo không thành khẩn, khai báo quanh co, đổ lỗi. Vì vậy, cần phải có bản án nghiêm khắc, loại bỏ vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội.

Đối với các bị cáo Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn, Đinh Văn Thành, đại diện Viện Kiểm sát nhận định những đối tượng này đã có hành vi giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan, gây thiệt hại lớn cho Ngân hàng SCB nên cũng cần phải cách ly vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội.

Với bị cáo Trương Huệ Vân, bị cáo này thực hiện chỉ đạo của Lan, tạo lập 52 công ty "ma", giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt của SCB hơn 1.000 tỷ đồng. Theo đại diện Viện KSND TP.HCM, bị cáo phạm tội 2 lần trở lên, là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, quá trình điều tra đã kết hợp với cơ quan tố tụng làm rõ bản chất của vụ án. Bị cáo thành khẩn khai báo, đã nộp khắc phục hậu quả 1 tỷ đồng, có nhiều đóng góp trong công tác thiện nguyện.

Bị cáo Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung, Võ Tấn Hoàng và các bị cáo khác cũng giúp sức tích cực cho hành vi phạm tội của bị cáo Lan. Tuy nhiên, quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo này đã tích cực phối hợp với Cơ quan điều tra để làm rõ vụ án, ăn năn hối cải, phạm tội lần đầu… Do vậy đại diện Viện Kiểm sát cho rằng cần phải có bản án nghiêm minh, phù hợp với tính chất, mức độ phạm tội của các bị cáo.

Cùng chuyên mục

Xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: VKS đề nghị y án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan
Ngày 15/11, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Bí mật bên trong ổ “dùng người Việt lừa người Việt” tại Campuchia
Các ông chủ người Trung Quốc thuê những toà nhà trong khu đô thị thu nhỏ giữa rừng ở Campuchia, sát biên giới Thái Lan làm căn cứ. Dưới trướng có nhiều người Việt quản lý, tiến hành tuyển lao động phổ thông đưa sang Campuchia, lừa gia nhập đường dây lừa đảo công nghệ cao mà thị trường hướng đến là cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài, nhất là các quốc gia có đồng tiền giá trị cao như Mỹ, Úc, Canada….

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...