Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 29/12/2020 04:18 (GMT+7)

Đại tướng Tô Lâm: 'Trung bình mỗi ngày có hàng trăm người nhập cảnh bất hợp pháp vào Việt Nam'

Đây là thông tin được Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an chia sẻ tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương sáng 29/2.

Nhiều tỉnh cả ngày không có vụ phạm pháp hình sự nào

Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương sáng 29/2, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã kiến nghị 5 vấn đề cần triển khai ngay trong năm 2021. Vấn đề thứ nhất mà Đại tướng Tô Lâm kiến nghị đó là tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, đây chính là một trong những đột phá mà Trung ương đã chỉ đạo. Đối với riêng ngành Công an, đây chính là 1 trong 3 đột phá nhằm đảm bảo công tác an ninh trật tự, rất có ý nghĩa để các ngành, các cấp, toàn dân thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật một cách trật tự, bình đẳng và an toàn.

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an.

Vấn đề thứ hai mà Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nói đến đó là công tác đảm bảo an ninh kinh tế. Theo Bộ trưởng, thời gian qua chúng ta đã rất quan tâm đến phát triển kinh tế dựa trên nền tảng an ninh kinh tế. Khi Việt Nam đã hội nhập quốc tế sâu rộng thì vấn đề an ninh kinh tế là rất quan trọng.

Về vấn đề này, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị 12 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với an ninh kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ cũng đã có kế hoạch hành động đối với vấn đề để kinh tế phát triển theo đúng định hướng, không chệch hướng.

Năm 2020, chúng ta đã làm rất tốt, Chính phủ đã chỉ đạo nhiều việc liên quan đến an ninh kinh tế từ cổ phần hóa; phát huy nguồn lực trong dân; phát triển kinh tế nhà nước giữ vai trò nền tảng; chống gian lận thương mại…

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nổi lên nhiều vấn đề liên quan đến an ninh kinh tế như: Khó khăn trong quản lý kinh tế, còn có nhiều hoạt động chuyển giá, quản lý về tài chính tiền tệ, chứng khoán, dòng tiền, phát triển doanh nghiệp, đất đai…Do đó, cần phải tập trung làm lành mạnh, bình đẳng, tự do, đúng pháp luật các hoạt động về kinh tế tạo cho kinh tế sự ổn định.

Thứ ba, người đứng đầu ngành Công an đề nghị đó là công tác phòng, chống tội phạm trong đó tập trung vào việc giảm các vụ việc phạm pháp hình sự. Mỗi năm, có khoảng 50.000 vụ phạm pháp hình sự. Riêng, năm 2020, chúng ta đã giảm so với năm 2019 khoảng 6,8% các vụ phạm pháp hình sự. Đây là kết quả rất đáng khuyến khích.

"Trên thực tế, nhiều ngày, nhiều địa phương, nhiều tỉnh cả ngày không có vụ phạm pháp hình sự nào. Trên thực tế, chúng tôi đã đi kiểm tra ở tỉnh Cao Bằng, nếu như năm 2019 có khoảng 360 vụ, trung bình mỗi ngày một vụ thì đến năm 2020 chỉ còn 300 vụ. Với việc giảm 60 vụ trong năm 2020, Cao Bằng có khoảng 2 tháng không có vụ phạm pháp hình sự nào" - Bộ trưởng Tô Lâm thông tin.

Thông tin thêm về tình hình an ninh trật tự ở TP.HCM, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, năm 2020 có 4.500 vụ, trung bình mỗi ngày có 15 vụ phạm pháp hình sự. TP.HCM có 24 quận huyện, như vậy có 9 quận huyện trong 1 ngày không có vụ phạm pháp hình sự nào, đây là những thông tin đáng mừng.

"Năm 2021, Bộ Công an tiếp tục đăng ký với Quốc hội, Chính phủ sẽ giảm ít nhất 5% vụ phạm pháp hình sự. Để làm được điều này, Bộ Công an sẽ tăng cường quản lý đối tượng nghiện hút, băng ổ nhóm tội phạm...và công an sẽ xuống xã để đến gần dân hơn, giải quyết an ninh trật tự ngay từng thôn bản, từng xã một" - Bộ trưởng Tô Lâm nói.

Hàng trăm người nhập cảnh bất hợp pháp vào Việt Nam mỗi ngày

Thứ tư, Bộ trưởng Tô Lâm kiến nghị cần phải quan tâm hơn nữa đến chăm lo đời sống cho nhân dân, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng chiến lược của chúng ta như Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Hiện nay, 62 huyện nghèo của chúng ta đều tập trung ở vùng chiến lược. Cần phải nhanh chóng xóa đói, giảm nghèo ở những vùng này.

Vấn đề cuối cùng mà Bộ trưởng Tô Lâm kiến nghị đó là tăng cường công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh. Theo Bộ trưởng, trong năm 2020 chúng ta đã làm rất tốt việc này. Trong thời gian chuẩn bị diễn ra Đại hội Đảng khóa XIII, đón Tết Âm lịch, nhu cầu người Việt Nam ở nước ngoài về nước rất lớn.

Theo Bộ trưởng "Chúng tôi đang phải quản lý vấn đề này rất vất vả, nếu không có biện pháp hữu hiệu thì sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác phòng chống dịch, bảo đảm an ninh, an toàn, phát triển kinh tế xã hội".

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 70.000 người Việt Nam trở về nước nhưng số lượng có nhu cầu thì còn hàng trăm nghìn người. Ngoài ra, số lượng người Việt từ 2 quốc gia là Trung Quốc và Campuchia về nước bằng đường bộ cũng rất lớn. Chính vì vậy, để đón được bà con trong điều kiện an toàn thì chúng ta phải có sự chuẩn bị rất tốt.

Ngoài ra, Bộ trưởng Tô Lâm thông tin thêm, qua thực trạng xuất nhập cảnh mà Bộ này đang quản lý thì mỗi ngày có hàng trăm người nhập cảnh bất hợp pháp vào Việt Nam. Tính từ đầu năm đến nay, có khoảng 14.000 người Việt Nam xuất, nhập cảnh bất hợp pháp. Đây là áp lực rất lớn cho lực lượng ở cơ sở.

Cùng chuyên mục

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...