Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 11/11/2020 00:12 (GMT+7)

Đắk Lắk: Bão số 12 gây ngập lụt nhiều địa phương

Mưa lớn kéo dài từ tối ngày 9 đến ngày 10-11 trên bàn tỉnh Đắk Lắk do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 12 gây ngập lụt khiến nhiều khu vực dân cư bị cô lập.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 12, lượng mưa trên địa bàn tỉnh từ 19 giờ ngày 9/11 đến 16 giờ ngày 10/11phổ biến từ 50 – 100 mm; đặc biệt tại trạm Cư San (M’Đrắk) 295,3 mm; trạm Cư Yang (Ea Kar) 236,2 mm; trạm Yang Mao (Krông Bông) 181,8 mm. Mưa lớn đã gây ngập lụt tại một số huyện, chia cắt, cô lập nhiều khu dân cư.

Giao thông bi chia cắt ở xã Ea Trang - Quốc lộ 26 đi Nha Trang

Tại huyện Lắk, tính đến cuối giờ chiều ngày 10-11, mưa lớn gây ngập nhà cửa của khoảng 400 hộ dân tại 4 buôn Yang Lah 1, Yang Lah 2, Drên A, Drên B (xã Đắk Liêng), 20 hộ TDP Hoà Thắng (Thị trấn Liên Sơn), 30 hộ buôn Drung, buôn Dơng Yang (xã Yang Tao). Về cây trồng, toàn huyện có khoảng 485 ha bị ngập ở các xã Bông Krang, Yang Tao, Đắk Liêng, Đắk Nuê và thị trấn Liên Sơn. Trong ngày 10-11, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Lắk đã tổ chức đi kiểm tra tình hình thực tế, lên phương án sẵn sàng ứng phó với mưa lũ, trong đó ưu tiên giải pháp sơ tán, di dời dân và tài sản của người dân về nơi cao ráo, an toàn. Hiện các hộ dân có nhà bị ngập đã được di dời về nhà cộng đồng các thôn, buôn và UBND xã Đắk Liêng. Chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn huyện cũng đang tích cực huy động lực lượng để ứng trực tại khu vực nguy cơ cao.

Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Quản lý côgn trình thuỷ lợi Đắk Lắk kiểm tra hồ chứa Krông Buk Hạ

Tại huyện Ea Kar, lượng mưa dao động từ 120 - 130 mm, một số địa phương có ngập cục bộ như xã Cư Bông, Cư Elang, Cư Prông, Ea Ô. Các địa phương phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức nạo vét rãnh mương tại khu vực ngập cục bộ, đối với vị trí ngập sâu thì lên tổ chức di dời dân về vị trí an toàn.

Tại huyện Krông Năng, có 6 hộ dân tại xã Cư Klông nước vào ngập nhà từ 0,7 m đến 1 m, 1 hộ ngập sâu đã được di dời đến nơi an toàn. Ngoài ra, địa phương có 1 cống tràn tại xã Cư Klông nước ngập sâu khoảng 1,2 m; ngầm tràn tại xã Phú Xuân ngập khoảng 0,4 m, phương tiện không thể qua lại. UBND huyện Krông Năng đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương sẵn sàng lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là khu vực ngập sâu, nước chảy xiết để đề phòng sạt lở, lũ quét, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân.

Nước sông suối ở Krông Bông dâng cao

Tại huyện Krông Bông, có 10 nhà dân ở xã Cư Đrăm và Khuê Ngọc Điền bị ngập, 255 ha cây trồng bị thiệt hại. Nhiều đoạn đường vào các thôn, buôn các xã Cư Đrăm, Cư Pui, Hòa Phong, Ea Trul, Cư Kty bị ngập nước sâu khoảng 1 m, gây chia cắt, khoảng 1.400 dân bị cô lập tạm thời; tại thôn 3, thôn 8 xã Hòa Lễ xảy ra sạt lở đất, lực lượng chức năng đã di dời các hộ gần chỗ sạt lở đến nơi an toàn.

Tại huyện M’Đrắk, nhiều cầu, cống, công trình giao thông bị ngập, xã Ea Trang nước lớn cuốn trôi 2 xe máy, hiện chưa tìm thấy xe, hiện địa phương và lực lượng chức năng đã lập các chốt chặn, cắm biển báo tại các khu vực nguy hiểm. Riêng xã Cư San có khoảng 100 hộ dân nằm trong vùng dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng nên địa phương tập trung lực lượng các cấp vân động, tuyên truyền người dân chủ động, phối hợp với chính quyền địa phương, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Thủy lợi 8 sẵn sàng di dời trong trường hợp khẩn cấp. Tính đến 16 giờ ngày 10-11, huyện M’Đrắk đã thực hiện di dời 13 hộ dân tại xã Cư San đến nơi an toàn.

Cây trồng bị ngập lụt ở xã Cư Elang (huyện Ea Kar)

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 12 đi vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, ngập úng cục bộ vùng trũng thấp, sạt lở vùng đất dốc thuộc 15 thành phố, huyện, thị trên địa bàn tỉnh. Nhằm đảm bảo an toàn hạ du các hồ chứa và chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết; chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Bố trí lực lượng tại các hồ đập bị hư hỏng có nguy cơ mất an toàn cao để kịp thời phát hiện và xử lý khi có tình huống nhằm giảm thiểu thiệt hại…

Cùng chuyên mục

Chính phủ đề xuất giảm tiếp 2% VAT đến hết năm 2024
Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Đề xuất sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 97 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thị xã Gò Công thay “áo mới”
Ngày 1/5/2024 là ngày thị xã Gò Công chính thức trở thành thành phố Gò Công theo Nghị quyết số 1013/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội…

Tin mới

Shark Bình: Từ 2 triệu tiền viết phần mềm thuê, mua máy tính nhờ tiền bán đất đến 'cá mập' Shark Tank
Bà Phạm Thị Kim Hòa, mẹ của Shark Bình, chia sẻ rằng niềm đam mê công nghệ thông tin của con trai bà đã được bộc lộ từ khi còn học phổ thông. Khi ấy, để con trai có thể theo đuổi đam mê, bà đã không ngần ngại bán đi hai mảnh đất để mua cho Bình chiếc máy tính đầu tiên.