Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 14/02/2025 11:44 (GMT+7)

Đề xuất không được sử dụng nhà chung cư có mục đích để ở để làm trụ sở phòng công chứng

Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất để triển khai thực hiện nhanh, hiệu quả, đồng bộ các quy định của Luật Công chứng mới trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi số, tiếp tục xã hội hóa hoạt động công chứng và phát triển hoạt động công chứng bền vững, ổn định.

Theo đó, về điều kiện trụ sở của Phòng công chứng, Điều 8 dự thảo Nghị định nêu rõ, phòng công chứng thành lập theo quy định của Luật Công chứng phải đáp ứng có diện tích làm việc tối thiểu là 15m2 cho mỗi công chứng viên; tổng diện tích kho lưu trữ tối thiểu là 50m2; có chỗ để xe cho người yêu cầu công chứng.

Bên cạnh đó, có địa chỉ theo địa giới hành chính; có số điện thoại, thư điện tử; không được sử dụng nhà chung cư có mục đích để ở làm trụ sở.

Trường hợp thuê trụ sở thì thời hạn hợp đồng thuê tối thiểu là 02 năm.

Phòng công chứng thành lập theo quy định của Luật Công chứng năm 2014 chưa đáp ứng điều kiện về trụ sở theo quy định nêu trên thì trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật Công chứng năm 2024 có hiệu lực thi hành phải đáp ứng điều kiện này; trường hợp không đáp ứng thì xem xét giải thể theo quy định.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng quy định cụ thể việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng; quy định lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng, giải thể Phòng công chứng tại các địa phương (Điều 9 - Điều 16)

Để quy định chi tiết các vấn đề về chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng, dự thảo Nghị định quy định cụ thể các nội dung sau đây:

Quy định về chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng: Vấn đề này đã được quy định tại Nghị định số 29/2015/NĐ-CP và đã được triển khai thực hiện trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, quy định của Nghị định số 29/2015/NĐ-CP về vấn đề này còn nhiều điểm bất cập, không phù hợp về xác định giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng (quy định giá quyền nhận chuyển đổi được xác định trên cơ sở đánh giá về tổ chức và hoạt động, uy tín của Phòng công chứng dự kiến chuyển đổi, số lượng hợp đồng, giao dịch đã công chứng của Phòng công chứng trong 03 năm gần nhất), phương thức chuyển đổi Phòng công chứng (đặt vấn đề đấu giá quyền nhận chuyển đổi).... Để khắc phục những bất cập nêu trên, tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi Phòng công chứng, dự thảo Nghị định dự kiến kế thừa quy định của Nghị định số 29/2015/NĐ-CP về việc chuyển giao quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng cho chính các công chứng viên của Phòng công chứng; bỏ quy định về phương thức đấu giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng và quy định về xác định giá quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng (Điều 11, Điều 12).

Quy định về lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi Phòng công chứng, giải thể các Phòng công chứng: Đây là vấn đề mới được Luật Công chứng năm 2024 giao Chính phủ quy định. Việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng là cần thiết, tất yếu và phù hợp với chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động công chứng, sắp xếp tinh gọn các đơn vị sự nghiệp công lập theo yêu cầu của các Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể 108 Phòng công chứng hiện có thì sẽ có hàng loạt vấn đề cần giải quyết liên quan đến xử lý tài sản nhà nước, giải quyết chế độ chính sách cho viên chức, người lao động, việc thống kê, bàn giao lượng lớn hồ sơ công chứng.... Do vậy, dự thảo Nghị định quy định việc chuyển đổi Phòng công chứng được thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và yêu cầu sắp xếp, tinh gọn bộ máy, bảo đảm hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng chậm nhất là ngày 31/12/2030 (khoản 3 Điều 9). Như vậy, các địa phương sẽ có khoảng thời gian tối đa là 05 năm 06 tháng để hoàn thành nhiệm vụ này.

Cùng chuyên mục

Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường căn hộ condotel
Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng về đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cũng như thị trường bất động sản theo hướng minh bạch, lành mạnh và bền vững. Trong đó, HoREA đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường căn hộ du lịch nghỉ dưỡng (condotel) một cách hiệu quả, góp phần thúc đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Hà Nội phân cấp cho UBND cấp huyện thực hiện một số quy hoạch
UBND thành phố Hà Nội thống nhất với đề nghị của UBND các huyện về việc phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp huyện trong việc tổ chức thực hiện các nội dung nêu trên, thực hiện phê duyệt các thủ tục có liên quan thuộc thẩm quyền của UBND thành phố (không bao gồm thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch) với yêu cầu phát huy tinh thần trách nhiệm, bảo đảm chất lượng và tiến độ nhanh nhất.
Trường hợp nào có thể được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất?
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số nội dung về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, quỹ phát triển đất tại Nghị định số 103/2024/NĐ-CP và Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó, đề xuất 08 trường hợp khác được miễn, giảm tiền thuê đất năm 2025.
Hà Nội: Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của 7 quận, huyện
Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành các Quyết định: số 119/QĐ-UBND, số 120/QĐ-UBND, số 121/QĐ-UBND, số 122/QĐ-UBND, số 124/QĐ-UBND, số 125/QĐ-UBND, số 136/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của các quận, huyện: Tây Hồ, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Chương Mỹ, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Oai.

Tin mới

Khuyến cáo người dân cần lưu ý khi đặt phòng trên các nền tảng trực tuyến
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo liên tục thay đổi các thủ đoạn để tiếp cận các nạn nhân, nhiều du khách đã gặp phải tình trạng giả mạo các resort, khách sạn, homestay trên các nền tảng trực tuyến, gây nên thiệt hại lên tới cả tỉ đồng.
TP.HCM: Đảm bảo quyền lợi của học sinh khi Trường quốc tế Sài Gòn Pearl dừng hoạt động
Các cơ sở giáo dục công lập và các nhà đầu tư, các trường có vốn đầu tư nước ngoài tiếp nhận học sinh chuyển từ Trường Mầm non quốc tế Sài Gòn Pearl và Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông quốc tế Sài Gòn Pearl đến theo nhu cầu, tạo điều kiện để học sinh nhanh chóng hòa nhập và ổn định học tập.
Thành phố Hồ Chí Minh miễn học phí từ năm học 2025 - 2026
Tại kỳ họp thứ 21 diễn ra chiều 20/2, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa X đã thông qua Nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi, học sinh trung học phổ thông công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên trung học phổ thông trên địa bàn từ năm học 2025 - 2026.