Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 15/03/2020 02:58 (GMT+7)

Dịch Covid-19: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc có thiếu trách nhiệm?

Tại cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP. Hà Nội diễn ra vào ngày 09/3/2020, Chủ tịch UBND TP. Nguyễn Đức Chung cho biết Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc làm không đúng quy trình, rất chủ quan và có đủ yếu tố phát tán dịch.

Việc thăm khám cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 17 vào ngày 05/3/2020, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc thông tin bệnh nhân tới khám trong tình trạng sốt 39 độ, ho nhiều, có đờm, mệt mỏi nhiều ngày trước đó.

Đến nay, đã có 16 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 liên quan đến bệnh nhân thứ 17 này.

Theo ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc làm không đúng quy trình, chủ quan, thiếu ý thức trách nhiệm trong khám bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc tại 55 Yên Ninh vẫn trong thời gian cách ly.

Dù nữ bệnh nhân thứ 17 thăm khám trong tình trạng sốt cao nhưng phía Bệnh viện Hồng Ngọc không làm theo đúng quy trình. Theo Chủ tịch UBND thành phố, chỉ trong vòng hơn 1 tiếng đồng hồ mà gần 20 y tá bác sỹ tiếp xúc với bệnh nhân; và thông tin rất nhiều lần nhưng không chấp hành.

Trong số các y tá, bác sỹ của Bệnh viện tiếp xúc với bệnh nhân có bị nhiễm Covid-19 hay không, theo ông Chung chưa hết thời hạn cách ly nên chưa biết bị hay không bị.

Dịch bệnh Covid-19 được công nhận trong nhóm A theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (Nhóm A là các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh). Việc kiểm soát nguồn bệnh tránh lây lan ra cộng đồng là điều hết sức cần thiết.

Tại Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm nghiêm cấm các hành vi:  Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này; Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;…

Theo Luật sư Hoàng Tùng – Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa, Đoàn luật sư TP. Hà Nội, việc Bệnh viện Hồng Ngọc đã không thực hiện đúng các quy trình về tổ chức thực hiện khu vực khám riêng đối với những bệnh nhân có dấu hiệu, triệu chứng mắc Covid-19 khi bệnh nhân số 17 đến khám bệnh tại Bệnh viện này. Mặc dù các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành thông tin, thông báo và đề nghị về việc thực hiện các công tác thăm khám khi có dịch bệnh đến tất cả các cơ sở y tế từ công đến tư nhưng Bệnh viện Hồng Ngọc vẫn thực hiện không đúng quy trình, vẫn thiếu ý thức để gần 20 y tá và bác sỹ tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân số 17. Dẫn đến tình trạng bị theo dõi cách ly đối với lực lượng này.

Các cơ sở phòng khám của Hồng Ngọc vẫn làm việc bình thường.

Hành vi lơ là, thiếu ý thức của bệnh viện Hồng Ngọc cần phải được xem xét cụ thể, nếu có các hành vi vi phạm cụ thể sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Điều 9 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt khi có vi phạm quy định về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

b) Không thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A…

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng cho biết, xử lý nghiêm tất cả các trường hợp bệnh viện, phòng khám vi phạm. Đối với các y tá, bác sỹ của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc tiếp xúc với bệnh nhân thứ 17 cần thực hiện cách ly nghiêm túc, chỉ sau 14 ngày mới yên tâm.

https://lsvn.vn/dich-covid-19-benh-vien-da-khoa-hong-ngoc-co-thieu-trach-nhiem.html

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?