Khi giao mùa, thời tiết chuyển đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay từ ẩm sang khô có thể trở thành tác nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, một số đối tượng nhất định dễ bị ảnh hưởng hơn cả. Vậy ai là đối tượng dễ mắc bệnh khi giao mùa?
Trước tình hình một số quốc gia trên thế giới đang bùng phát dịch cúm mùa và ca bệnh cũng có xu hướng tăng ở một số tỉnh phía Bắc. Ngành y tế TP.HCM đang giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn và chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân theo dõi thông báo chính thức để tránh hoang mang, đồng thời không chủ quan trong phòng chống dịch bệnh do virus HMPV gây ra.
Virus HMPV, thường xuất hiện vào mùa đông và đầu xuân, là nguyên nhân gây ra các bệnh hô hấp, ảnh hưởng nhiều nhất là trẻ em dưới 5 tuổi, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khoẻ nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".
Theo Cục Y tế Dự phòng, việc không phát hiện ổ dịch cúm A/H9 trên gia cầm khiến công tác giám sát dịch tễ, nhận diện và khoanh vùng ổ dịch gặp khó khăn.
Tình trạng mệt mỏi và "não sương mù" do COVID-19 kéo dài nằm trong nhóm những triệu chứng phổ biến và gây suy nhược nhất, có thể bắt nguồn từ rối loạn hệ thần kinh.
Dịch COVID-19 có dấu hiệu gia tăng những ngày gần đây, riêng ngày 21/4 có tới 2.474 ca mắc mới. Nhiều trường học cũng xuất hiện trở lại các ca bệnh COVID-19.
Biến thể COVID-19 mới XBB.1.16, còn được biết đến với tên gọi Arcturus (tên ngôi sao sáng nhất ở Bắc bán cầu), gây ra các triệu chứng cơ bản của COVID-19 là sốt và ho, cùng với đó là các bệnh mắt như viêm kết mạc, đau mắt đỏ, ngứa mắt.
Thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ngày 23/4, từ các mẫu bệnh phẩm giám sát dịch tễ trong cộng đồng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố thu thập, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện thêm các biến thể phụ mới của Omicron trên địa bàn, bao gồm: XBB.1.5, XBB.1.9.1, XBB.1.16 và XBB.1.16.1.
Tại Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19 được Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT ngày 14/3/2022 đã đưa ra các thông tin về theo dõi sức khỏe đối với F0 điều trị tại nhà. Trong đó, Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc đối với F0 điều trị tại nhà.
Theo thông tin từ Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cơ quan này đang phối hợp với các chuyên gia để rà soát lại hướng dẫn điều trị Covid-19. Dự kiến trong tuần này, Hội đồng chuyên môn sẽ tổ chức họp để rà soát, cập nhật lại hướng dẫn điều trị phù hợp với tình hình mới.
Theo thông tin từ Sở y tế TP.HCM, từ 11/01/2023 đến 20/03/2023, thành phố đã tiến hành giải trình tự gen các mẫu bệnh phẩm của những bệnh nhân COVID-19, phát hiện biến thể phụ XBB.1.5.