Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 09/06/2023 16:08 (GMT+7)

Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong trường hợp nào?

Theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong trường hợp nào?

Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong trường hợp nào?

Ảnh minh hoạ.

Về vấn đề này, theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 23/2018/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 97/2021/NĐ-CP) quy định doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong các trường hợp sau:

(i) Cơ sở chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật;

(ii) Cơ sở không có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền hoặc biên bản kiểm tra đã quá 1 năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;

(iii) Cơ sở đang bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 23/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2021/NĐ-CP, đối tượng phải mua bảo hiểm cháy nổ gồm:

(i) Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy;

(ii) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ; chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam;

(iii) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Ngoài ra, Điều 5 Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 23/2018/NĐ-CP tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận như sau:

- Đối với các tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 23/2018/NĐ-CP: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;

- Đối với các tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 23/2018/NĐ-CP: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan.

Cùng chuyên mục

Chưa rút BHXH mà qua đời thì có bị mất tiền đã đóng?
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, người lao động đang đóng BHXH, hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất, bao gồm 02 khoản: Mai táng phí và trợ cấp tuất (trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hàng tháng).

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...