Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 09/01/2023 10:55 (GMT+7)

Đổi hộ khẩu có phải làm lại căn cước công dân?

Thông tin về nơi thường trú của người dân được ghi trên rất nhiều loại giấy tờ quan trọng. Vậy, khi đổi hộ khẩu, người dân có cần làm lại thẻ căn cước công dân hay không?

Đổi hộ khẩu có phải làm lại căn cước công dân không?

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, theo quy định tại Điều 23, Luật Căn cước công dân 2014, thẻ căn cước công dân được đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

- Thẻ Căn cước bị hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi một trong các thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

- Khi xác định lại giới tính hoặc quê quán;

- Khi xảy có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân;

- Khi công dân có yêu cầu.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Theo quy định trên, người dân đang sử dụng thẻ căn cước công dân không bắt buộc phải làm lại căn cước mới khi thay đổi hộ khẩu.

Với trường hợp đang dùng chứng minh nhân dân, khi chuyển hộ khẩu thường trú sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước công dân mới.

Cụ thể, căn cứ quy định tại Điều 5, Nghị định 05 năm 1999, có 06 trường hợp phải đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân gắn chip là:

- Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp;

- Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Thay đổi đặc điểm nhận dạng;

- Bị mất chứng minh nhân dân.

Đổi nơi thường trú không được cấp sổ hộ khẩu thì dùng gì thay thế?

Hiện nay, tất cả các sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy không đều không giá trị sử dụng. Khi thực hiện các thủ tục thay đổi thông tin cư trú, người dân cũng sẽ không được cấp mới các loại sổ giấy này.

Tuy nhiên, trong quá trình tham gia các giao dịch, thủ tục hành chính, người dân vẫn cần phải chứng minh thông tin cư trú.

Thay cho việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, Nghị định 104 năm 2022 quy định, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính phải khai thác thông tin cư trú của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính bằng 01 trong 04 phương thức:

- Khai thác thông tin qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp Bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia;

- Tra cứu thông tin cá nhân qua tài khoản định danh điện tử hiển thị trong ứng dụng VNeID;

- Sử dụng thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chip trên thẻ Căn cước công dân gắn chip;

- Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Nếu không thể khai thác được thông tin cư trú theo các phương thức nêu trên, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền mới yêu cầu nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú.

04 loại giấy tờ có giá trị chứng minh cư trú thay sổ hộ khẩu là:

- Thẻ căn cước công dân;

- Chứng minh nhân dân;

- Giấy xác nhận thông tin về cư trú;

- Giấy thông báo số định danh cá nhân thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Như vậy, khi bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy, người dân không cần nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú mà được khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia.

Trường hợp không khai thác được thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia thì mới cần dùng đến căn cước công dân, chứng minh nhân dân... để chứng minh cư trú.

Cùng chuyên mục

Thẻ Căn cước có thể thay thế hộ chiếu khi xuất cảnh hay không?
Việt Nam và những nước nào có ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân hai nước được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau không, pháp luật hiện nay quy định thế nào về vấn đề này?
06 trường hợp thu hồi Giấy phép lái xe từ ngày 01/6/2024
Ngày 31/3/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái.
Trường hợp không kháng cáo vẫn được giảm án
Pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, hành chính đều quy định việc xét xử được diễn ra với hai cấp xét xử, bao gồm sơ thẩm và phúc thẩm. Vậy, trong quá trình xét xử phúc thẩm nếu bị cáo không kháng cáo và bị cáo đó cũng không bị kháng cáo, kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo đó không? Hay chỉ xem xét đến những bị cáo có kháng cáo, kháng nghị?
Công dân bị tạm hoãn xuất cảnh khi nào?
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Tuy nhiên, quyền xuất cảnh ra nước ngoài của công dân cũng bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định.
Sẽ thu hồi giấy phép lái xe nếu cho người khác mượn
Ngày 31/3/2024, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ban hành Thông tư 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái.

Tin mới