Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 19/09/2024 10:13 (GMT+7)

Dự kiến cao đẳng sư phạm sẽ không đào tạo giáo viên vào năm 2030

Theo dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ nay đến năm 2030, các trường cao đẳng sư phạm sẽ không còn đào tạo giáo viên, được sáp nhập vào cơ sở giáo dục khác.

Dự kiến cao đẳng sư phạm sẽ không đào tạo giáo viên vào năm 2030
Ảnh minh hoạ.

Thông tin trên được đại diệnVụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra tại cuộc họp Hội đồng thẩm định quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030 diễn ra mới đây.

Theo đó, đến năm 2030, các trường cao đẳng sư phạm nói riêng và cao đẳng đa ngành nói chung không còn đào tạo giáo viên. Dự kiến, nhóm này sẽ được sáp nhập vào các trường đại học sư phạm hoặc trường có khoa sư phạm, khoa học cơ bản. Một hướng khác là sáp nhập vào đại học, cơ sở giáo dục ở địa phương.

Đại diện Vụ Giáo dục đại học cho biết thêm, hiện cả nước hiện có 103 cơ sở đào tạo giáo viên, gồm 65 trường đại học, 20 trường cao đẳng sư phạm và 18 trường cao đẳng đa ngành. Hệ thống các trường sư phạm chưa phân bố đồng đều, chỉ tập trung một số trường lớn tại các trung tâm kinh tế - xã hội. Vai trò của các trường cao đẳng sư phạm ngày càng mờ nhạt. Trường cao đẳng hiện chỉ còn đào tạo giáo viên mầm non, trong khi trước kia gồm cả giáo viên tiểu học và THCS. Lý do là Luật Giáo dục năm 2019 yêu cầu trình độ giáo viên ở hai bậc này phải từ đại học trở lên.

Bộ dự tính sau khi quy hoạch, cả nước còn khoảng 50 trường đào tạo giáo viên. Trong đó, 11 trường giữ vai trò hạt nhân, chiếm khoảng 50% tổng quy mô đào tạo sư phạm toàn quốc.

Những trường này là: Sư phạm Hà Nội, Sư phạm 2, Sư phạm TP HCM, trường Đại học Sư phạm (thuộc Đại học Huế, Thái Nguyên, Đà Nẵng), trường Đại học Giáo dục (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), trường Đại học Vinh, Quy Nhơn, Tây Nguyên, Cần Thơ.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học có tác động lớn, toàn diện, định hướng sự phát triển trong tương lai. Quan điểm của Bộ là không phân biệt công, tư nhưng hệ thống trường công vẫn đóng vai trò chủ đạo, tập trung vào các trường khối công nghệ, kỹ thuật.

Cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT điều chỉnh quy chế tuyển sinh đại học 2025: Thí sinh chú ý!
Bộ GD&ĐT đã công bố quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, với nhiều điều chỉnh quan trọng, bao gồm bỏ hình thức xét tuyển sớm, công khai quy tắc quy đổi điểm trúng tuyển và điều chỉnh về chứng chỉ ngoại ngữ, nhằm tăng cường tính minh bạch và công bằng trong quy trình tuyển sinh.
Lịch nghỉ hè năm 2025 của các địa phương trên cả nước
Năm học 2024-2025 dự kiến kết thúc trước ngày 31/5, học sinh trên cả nước sẽ bắt đầu kỳ nghỉ hè từ đầu tháng 6. Tuy nhiên, thời gian nghỉ cụ thể có thể khác nhau giữa các địa phương tùy vào kế hoạch riêng của từng tỉnh, thành.

Tin mới

Bộ Y tế yêu cầu rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu bán sữa cho người bệnh
Bộ Y tế yêu cầu rà soát, kiểm tra, đối chiếu danh mục thuốc và các thuốc được sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với các thuốc giả đã được cơ quan chức năng điều tra, phát hiện, xử lý thời gian gần đây, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu có vi phạm). Đồng thời, kiểm tra, rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu, bán các sản phẩm sữa (đặc biệt các sản phẩm sữa giả đã được cơ quan điều tra, phát hiện), thực phẩm chức năng… cho người bệnh, người nhà.
Một số thay đổi lớn trên VNeID mà người dân cần lưu ý
(LSVN) - Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã đưa ra các chỉ đạo quan trọng về việc cắt giảm thủ tục hành chính và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID. Theo đó, sẽ có một số thay đổi lớn trên VNeID trong thời gian tới mà người dân cần lưu ý.