Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 31/03/2024 13:31 (GMT+7)

Giả công an yêu cầu kích hoạt VNeID để lừa đảo, chiêu trò khiến nhiều người sập bẫy

Mặc dù cơ quan chức năng, cơ quan công an đã có cảnh báo nhưng thời gian gần đây, nhiều người đã trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo, hướng dẫn cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh diện tử mức độ 2 – VNeID.

Thời gian quan, nhiều người dân liên tục gặp phải tình trạng những đối tượng người lạ gửi thông báo của công an phường nơi cư trú, gọi điện thông báo thực hiện kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID) mức độ 2 và hướng dẫn kích hoạt.

Cụ thể, một số đối tượng lừa đảo đã gọi điện đến số điện thoại người dân. Sau đó, bọn chúng tự xưng là cán bộ công an phường, xã, hoặc mạo danh cán bộ Đội Cảnh sát Quản lý hành chính, yêu cầu công dân đến Công an TP Tây Ninh kích hoạt định danh và kích hoạt thông qua Zalo và lấy phí 500.000 đồng/người sau đó.

Trước đó, Công an tỉnh Thanh Hóa cũng phát đi thông tin cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo giả danh công an hướng dẫn kích hoạt tài khoản định danh điện tử, thu tiền của người dân.

Giả công an yêu cầu kích hoạt VNeID để lừa đảo, chiêu trò khiến nhiều người sập bẫy - Ảnh 1.
Xuất hiện nhiều trường hợp mạo danh công an để gọi điện lừa đảo liên quan đến việc kích hoạt, hỗ trợ tài khoản VNeID.

Ngoài ra, các đối tượng xấu lợi dụng sự không hiểu biết của người dân, gọi điện thoại sau đó gửi đường link qua các ứng dụng chat trực tuyến (như Zalo, Facebook...), hướng dẫn người dân truy cập đường link để cài đặt phần mềm VNeID giả mạo có giao diện giống với ứng dụng VNeID thật.

Sau khi người dân cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo được cấp quyền truy cập mức cao (bao gồm cả đọc dữ liệu cá nhân và đọc tin nhắn chứa mã OTP), đối tượng kiểm soát được ứng dụng tài khoản ngân hàng sau đó thực hiện lệnh chuyển tiền trên điện thoại bị hại, thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Giả công an yêu cầu kích hoạt VNeID để lừa đảo, chiêu trò khiến nhiều người sập bẫy - Ảnh 2.
Người dân chỉ cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn chính thống trên App Store và CH Play.

Để thực hiện tốt công tác phòng ngừa tội phạm ngay từ địa bàn cơ sở, đặc biệt là tội phạm lợi dụng hoạt động hỗ trợ kích hoạt tài khoản định danh điện tử của lực lượng Công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, Công an tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo và đề nghị các cơ quan, tổ chức và nhân dân cần nắm rõ những nội dung như sau:

- Cảnh giác đối với các phương thức thủ đoạn lừa đảo gọi điện giả danh Công an, Viện kiểm sát, Tòa án... nói chung; giả danh Công an hướng dẫn kích hoạt tài khoản định danh điện tử nói riêng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

- Chỉ cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn chính thống trên APP Store (đối với hệ điều hành iOS cho điện thoại iphone) và CH Play (đối với hệ điều hành Android). Tuyệt đối không cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn ngoài, từ các nguồn link lạ.

- Không bật chế độ cài đặt ứng dụng từ nguồn không xác định trên điện thoại, tránh nguy cơ mất an toàn cho thiết bị.

- Không cung cấp thông tin cá nhân của bản thân qua điện thoại.

Cùng chuyên mục

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cảnh báo các cuộc gọi lừa đảo
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Công an Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ một trường hợp có hành vi chiếm đoạt tài sản của thân nhân, bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chiêu thức của đối tượng phạm tội là mời nạn nhân sử dụng nước uống, thức ăn có chứa thuốc an thần.

Tin mới

Shark Bình: Từ 2 triệu tiền viết phần mềm thuê, mua máy tính nhờ tiền bán đất đến 'cá mập' Shark Tank
Bà Phạm Thị Kim Hòa, mẹ của Shark Bình, chia sẻ rằng niềm đam mê công nghệ thông tin của con trai bà đã được bộc lộ từ khi còn học phổ thông. Khi ấy, để con trai có thể theo đuổi đam mê, bà đã không ngần ngại bán đi hai mảnh đất để mua cho Bình chiếc máy tính đầu tiên.