Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 12/08/2020 10:08 (GMT+7)

Gia đình bất cẩn, bé trai 21 tháng tuổi phải nhập viện do uống nước tẩy rửa bồn cầu

Trong lúc chơi đùa, bé trai Đ.B.A (21 tháng tuổi) đã cho vào miệng chiếc chén mà gia đình từng dùng để đựng thuốc tẩy rửa bồn cầu.

Bé trai được điều trị tại BV Nhi Trung ương.

Sau khi uống phải nước tẩy rửa bồn cầu, môi của bé sưng và nôn nhiều. Gia đình biết con bị ngộ độc đã đưa cháu đến Bệnh viện Nhi Trung ương để cấp cứu. Bé A nhập viện trong tình trạng miệng họng có nhiều vết trợt loét.

Tại khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ đã xử trí cấp cứu ban đầu và đánh giá trẻ không có dấu hiệu suy hô hấp, suy tuần hoàn và không có thủng nội tạng. Trẻ được lên kế hoạch nội soi tai mũi họng và nộisoi đường tiêu hóa trên trong vòng 24 giờ sau cấp cứu.

Kết quả cho thấy bé A. bị tổn thương vùng miệng và hạ họng thanh môn phù nề xung huyết; loét thực quản, loét dạ dày. Ngay sau đó, cháu bé được chuyển lên theo dõi tại khoa Tiêu hóa-Trung tâm Gan mật - Tiêu hóa - Dinh dưỡng.

Theo bác sĩ Đặng Thúy Hà - Phó Trưởng khoa Tiêu hóa, Trung tâm Gan mật - Tiêu hóa - Dinh dưỡng chia sẻ, tại khoa Tiêu hóa, các bác sĩ tiếp nhận một số trường hợp trẻ nuốt phải chất ăn mòn (phổ biến nhất là axit) gây tổn thương nghiêm trọng ở thực quản và dạ dày.

Trong trường hợp bé A. do tổn thương dạ dày ở mức độ 2b-3a nên đã được sử dụng kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton, dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch và Solumedrol liều cao trong 3 ngày theo khuyến cáo.

Dự kiến, bệnh nhi sẽ được nội soi lại sau 4 tuần để đánh giá lại tổn thương và có kế hoạch điều trị tiếp theo.

Theo bác sĩ Hà, khi trẻ nuốt phải những hóa chất có tính ăn mòn thì việc đầu tiên là cần sơ cứu sớm để tránh tổn thương sâu.

Các bác sĩ khuyến cáo cần rửa, súc họng, miệng bằng nước muối loãng ấm hay dung dịch trung hòa như dung dịch Bicarbonat Na; giảm đau và sau khi sơ cứu cần chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị việc nuốt phải chất ăn mòn (phổ biến nhất là axit) gây tổn thương nghiêm trọng ở thực quản và dạ dày.

Người lớn nên nhanh chóng quan sát thứ cháu uống nhầm là chất gì. Thông tin này rất quan trọng trong việc xử lý ban đầu cũng như cung cấp cho bác sĩ khi bé nhập viện.

Cùng chuyên mục

Những loại thức uống tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ rệt, nhưng có thể tiến triển gây hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, có thể ngăn ngừa bệnh lí này hiệu quả với lối sống và chế độ ăn lành mạnh, những loại nước trái cây dễ làm dưới đây...
Bác sĩ Vũ Trọng Quỳnh - CEO Nha khoa Thẩm mỹ DCS tổ chức thăm khám răng miễn phí cho các em học sinh
Nhằm nâng cao sức khoẻ răng miệng cho trẻ nhỏ, bác sĩ Vũ Trọng Quỳnh và bác sĩ Đàm Thu Trang - CEO của Nha khoa Thẩm mỹ DCS (KDC số 4, Tổ 3, Phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên) đã tổ chức chương trình thăm khám răng miễn phí tại Trường Mầm non Đồng Quang và Trường Tiểu học Đồng Quang, nằm trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.
Bệnh sởi ở người lớn gia tăng, cảnh báo nguy cơ lây lan do chủ quan​
Những ngày qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều bệnh nhân sởi là người lớn. Các bác sĩ cảnh báo, hiện vẫn còn nhiều người lớn chủ quan với bệnh sởi. Trong bối cảnh dịch sởi đang có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương thì việc tiêm vaccine phòng bệnh là vô cùng cần thiết.
Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán tiền khám bệnh trong một số trường hợp
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 39/2024/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.

Tin mới