Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 15/09/2023 09:39 (GMT+7)

Giá gas hôm nay 15/9/2023: Cập nhật giá gas trong nước và thế giới

Cập nhật giá gas hôm nay 15/9/2023 tại thị trường trong nước và thế giới. Giá khí đốt tự nhiên các kỳ hạn và giá gas bán lẻ trong nước, giá gas Petrolimex, Saigon Petro...

Giá gas thế giới hôm nay 15/9

Ghi nhận lúc 8h30 sáng nay 15/9 (Giờ Việt Nam), giá gas hợp đồng tương lai đang giao dịch ở mức 2,8690 USD/mmBTU tăng 0.003 USD/mmBTU tương đương với +0,1% so với đầu phiên.

tm-img-alt
Giá khí đốt tự nhiên trực tuyến hôm nay 15/9.

Giá khí đốt tự nhiên Mỹ vẫn ở mức cao nhất trong một tuần do các nhà đầu tư dự đoán nhu cầu cao hơn trong những tuần tới.

Thị trường khí đốt châu Âu liên tục biến động mạnh trong những tháng gần đây, do nắng nóng cực độ, hoạt động bảo trì tại các nhà máy khí đốt và nhất là tình trạng đình công tại các cơ sở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn ở Australia.

Công nhân tại các dự án khí đốt tự nhiên Gorgon và Wheatstone của Tập đoàn năng lượng khổng lồ Chevron đã đình công vào tuần trước, sau một cuộc tranh chấp kéo dài về lương và bảo đảm việc làm. Điều này, đã gây những lo ngại lên nguồn cung toàn cầu. Bởi Australia là quốc gia đóng vai trò quan trọng trong thị trường LNG toàn cầu.

Các nhà phân tích cho rằng, thị trường khí đốt đang trở nên rủi ro hơn, giá khí đốt và LNG ngày càng biến động và bị ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố toàn cầu. Đặc biệt, trong bối cảnh, các quốc gia đang chạy đua để chuẩn bị đủ nhiên liệu cho mùa Đông.

Tranh chấp giữa Chevron và công nhân tại hai cơ sở LNG ở Australia sẽ được tòa án quan hệ lao động của Australia xét xử vào ngày 22/9, có khả năng đưa ra giải pháp cho hành động đình công đã lên kế hoạch.

Công nhân tại các cơ sở Gorgon và Wheatstone LNG đã bắt đầu ngừng làm việc vào thứ Sáu (8/9) và các công đoàn sẽ chuyển sang hai tuần đình công kéo dài 24 giờ kể từ 14/9.

Các nhà khí tượng dự đoán thời tiết hầu như vẫn bình thường từ nay đến ngày 18/9 nhưng chuyển sang nóng hơn bình thường từ ngày 19/9 đến ít nhất là ngày 27/9.

Trong khi đó, dòng khí đến các cơ sở xuất khẩu Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ tiếp tục giảm. Về phía cung, sản lượng khí đốt tự nhiên vẫn ở mức kỷ lục, đạt 102,3 tỷ feet khối mỗi ngày trong tháng 8.

Dữ liệu Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy các công ty điện lực của Mỹ đã bổ sung 33 tỷ feet khối (bcf) khí đốt vào kho dự trữ trong tuần, thấp hơn kỳ vọng tăng 43 bcf và vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình từ cuối quý 2.

Tuy nhiên, kỳ vọng về nhu cầu thấp hơn đã hạn chế sự phục hồi. Thời tiết mát mẻ hơn theo mùa làm giảm triển vọng về việc sử dụng điều hòa không khí và tiêu thụ gas trong thời gian ngắn, mặc dù các nhà khí tượng học vẫn dự báo nhiệt độ hầu như vẫn nóng hơn bình thường cho đến giữa tháng 9.

Nga đã thắt chặt quan hệ về năng lượng với Trung Quốc. Quá trình này càng tăng tốc sau khi xung đột Nga - Ukraina xảy ra đầu năm ngoái. Trung Quốc trở thành khách hàng quan trọng đối với Gazprom khi tập đoàn này hạn chế cung cấp khí đốt cho châu Âu, các quốc gia từng là thị trường lớn nhất.

Theo Bloomberg, Nga dự kiến sẽ bán khí đốt tự nhiên qua đường ống cho Trung Quốc với giá bằng khoảng một nửa so với châu Âu trong 3 năm tới.

Giá khí đốt ở Trung Quốc dự kiến sẽ đạt trung bình 271,6 USD/1.000 m3 vào năm 2024, chỉ bằng hơn 1/2 so với mức trung bình 481,7 USD của khách hàng ở châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ, theo triển vọng kinh tế đến năm 2026 đệ trình lên Thủ tướng Nga, theo Bloomberg.

Dự báo cho thấy khoảng cách giá vẫn giữ nguyên cho đến năm 2026 và sẽ giảm dần ở cả hai khu vực.

Các ước tính trên đã hé lộ thêm thông tin về dự án trị giá 400 tỷ USD giữa Gazprom và Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc. Đây là dự án lớn nhất đến nay của Gazprom.

Năm ngoái, Nga bán khí đốt cho Trung Quốc với giá trung bình 277,1 USD/1.000 m3, trong khi giá khí đốt cho châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ trung bình là 983,8 USD/1.000 m3.

Đối với thị trường châu Âu, tỷ lệ hợp đồng liên quan đến giá giao ngay và giá kỳ hạn đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, với mức giá đạt kỷ lục vào năm 2022 trong bối cảnh châu Âu đang rơi vào khủng hoảng năng lượng.

Bước sang năm 2023, giá năng lượng đã giảm đều đặn, trong khi mức dự trữ khí đốt của châu lục này đạt 90% công suất trước mục tiêu (tháng 11) tới 3 tháng và thậm chí có thể đạt 100% vào tháng 9 này.

Tỷ trọng nhập khẩu khí đốt qua đường ống của EU từ Nga đã giảm từ 39% xuống chỉ còn 17% trong khoảng thời gian từ đầu năm 2022 đến đầu năm 2023. Để đối phó với sự thay đổi này, EU trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào việc vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) so với trước đây.

Sự gia tăng LNG này đã khiến các nước châu Âu dễ bị tổn thương trước những biến động trên thị trường - đặc biệt khi 70% lượng nhập khẩu được mua trong thời gian ngắn thay vì sử dụng các hợp đồng dài hạn phổ biến ở châu Á.

tm-img-alt
Giá gas hôm nay 15/9/2023 (Ảnh minh họa).

Hãng tin Reuters dẫn dữ liệu của Chính phủ Tây Ban Nha cho biết, nước này ngày càng phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga, mặc dù tổng lượng nhập khẩu của Tây Ban Nha đang giảm.

Trong 7 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu khí đốt từ Nga tăng 70%, chiếm 21% tổng lượng nhập khẩu. Theo đó, Nga đã trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai cho Tây Ban Nha sau Algeria.

Tây Ban Nha không phải là khách hàng duy nhất mua khí đốt của Nga ở Liên minh châu Âu (EU) bất chấp mục tiêu chính thức của khối này là thoát khỏi nhiên liệu hóa thạch từ Moskva trong vòng vài năm tới.

Một phân tích của các nhà vận động cho thấy từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, các nước EU đã nhập khẩu LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) từ Nga nhiều hơn khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2021, trước khi xung đột ở Ukraina nổ ra.

Xuất khẩu LNG của Nga tăng đều đặn kể từ đầu năm, với nhu cầu ngày càng tăng ở cả châu Âu và châu Á.

Sản lượng LNG của Nga hiện không đủ đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng. Do vậy, Nga cần có những dây chuyền hóa lỏng khí mới khi tất cả năng lực hiện đó đã đưa vào sử dụng.

Theo báo cáo gần đây của Global Witness dựa trên dữ liệu của Kpler, Trung Quốc là khách mua LNG lớn nhất của Nga trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, tiếp theo là Tây Ban Nha và Bỉ.

Giá gas trong nước hôm nay

Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tháng 9/2023 tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp theo đà tăng của giá gas trên thị trường thế giới. Cụ thể, các hãng gas tăng giá với loại bình gas 12kg có mức tăng 33.000 đồng/bình. Tương đương giá gas tăng khoảng 2.750 đồng/kg.

Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 9/2023 tại thị trường Hà Nội là 413.160 đồng/bình dân dụng 12kg; 1.652.640 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt tăng 33.000 đồng/bình 12kg và 132.000 đồng/bình 48kg (đã bao gồm VAT).

Tương tự, từ ngày 1/9, giá bán gas SP của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Petro) tăng 2.750 đồng/kg (đã gồm VAT), tương đương tăng 33.000 đồng/bình 12kg. Với mức tăng này, mỗi bình gas SP 12kg sẽ được bán ở mức 406.500 đồng.

Các sản phẩm gas bán lẻ của City Petro cũng tăng 124.000 đồng loại bình gas 45kg, 137.500 đồng đối với bình gas 50kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng đối với loại bình gas 12kg của hãng này là 444.000 đồng sau tăng giá.

Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV gas LPG miền Nam cho biết, giá gas của hãng tăng 2.750 đồng/kg (đã bao gồm VAT).

Nguyên nhân giá gas bán lẻ tháng 9/2023 tăng là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 9/2023 ở mức 555 USD/tấn, tăng 90 USD/tấn so với tháng trước đó. Bên cạnh đó, sự biến động tỷ giá ngoại tệ VND/USD cũng khiến giá gas nhập khẩu tăng lên khiến Tổng Công ty Gas Petrolimex phải thực hiện điều chỉnh theo mức tăng tương ứng.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7) và 4 lần tăng (tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 9).

Cùng chuyên mục

Bitcoin vượt mốc 90.000 USD
Giá của đồng Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới trong ngày 13/11 khi thị trường tiếp tục hưởng lợi từ những cam kết của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc nới lỏng các quy định đối với tiền kỹ thuật số.

Tin mới