Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 07/05/2021 16:38 (GMT+7)

Gia Lai: Nhà máy nước trăm tỷ gặp khó

Đầu tư nhà máy gần 170 tỷ đồng, nhưng việc không vận hành được hết công suất khiến công ty cấp nước rơi vào cảnh nợ nần.

Những năm 2015 trở về trước, khi nhà máy nước sạch của thị xã An Khê còn thuộc Ban Quản lý nhà máy rác và dịch vụ công đô thị thị xã An Khê thì người dân luôn gặp phải cảnh “nước sạch mà không sạch". Chán cảnh phải bỏ tiền mua mà nước cứ bẩn nên người dân quay lại dùng nước giếng đào, giếng khoan. Một số hộ đem mẫu đi xét nghiệm thì nước chỉ đạt một nửa số chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhà máy nước Sài Gòn An Khê được đầu tư với công suất 9.500m3/ngày đêm nhưng chỉ chạy được nửa công suất.

Trước thực trạng đó, với mong muốn đem lại cho người dân sản phẩm nước sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy chuẩn của Bộ Y tế, Công ty Cổ phần Cấp nước Sài Gòn An Khê đã đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch hiện đại, đồng bộ và hệ thống đường ống đi khắp thị xã với tổng mức đầu tư là 165 tỷ đồng.

Hiện nay đã có hơn 200 km đường ống chuyển tải và phân phối, cùng nhà máy xử lý nước sạch hiện đại sẵn sàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước sạch của người dân. Tuy nhiên, việc phát triển thị trường mới gặp khó khăn, lượng khách hàng tiêu dùng cũ vẫn có thói quen dùng nước sạch để nấu ăn, làm nước uống, còn giặt giũ, tắm rửa… thì vẫn dùng nước giếng.

Nhà máy được đầu tư với công suất 9.500 m³/ngày đêm, song mức tiêu thụ thực tế hiện nay chưa tới 4.000 m³. Việc chạy chưa tới 42% công suất đã khiến Công ty rơi vào tình cảnh khó khăn, doanh thu hàng tháng không đủ chi trả chi phí hoạt động và lãi vay ngân hàng, lỗ lũy kế đã vượt vốn chủ sở hữu.

Theo chân anh Thái Đình Ty - cán bộ kinh doanh nhà máy Sài Gòn An Khê đi phát triển thị trường nước sạch, chúng tôi thấy, trong một ngày, anh đi hơn 50 hộ dân vừa vận động vừa giải thích để người dân dùng nước sạch. Nắng nóng, mồ hôi toát ra đầm đìa, nhưng vì để phát triển khách hàng, người cán bộ này vẫn tích cực đi. Anh Ty cho biết, ngày may mắn thì ký được 2 đồng hồ, còn lại thì về tay không.

Theo ông Hoàng Diệp Bảo Vinh - Giám đốc quản lý vận hành nhà máy nước Sài Gòn An Khê tại thị xã An Khê: “Nước ngầm ở đây hầu hết các chỉ số không đạt các tiêu chuẩn của Bộ Y tế, dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc phát triển thị trường của đơn vị gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân, mà một trong những nguyên nhân chính là tình trạng người dân tự ý đào giếng, khoan giếng để khai thác nước ngầm vô tội vạ. Theo khảo sát của cán bộ thí nghiệm nước tại nhà máy về chất lượng nước ở các tuyến dân cư dọc hai bên bờ sông Ba, mạch nước ngầm của các giếng đào, giếng khoan đã bị nhiễm hóa chất sản xuất của các nhà máy thải ra”.

Ông Nguyễn Vĩnh Thi - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần nước Sài Gòn An Khê cũng chia sẻ: “Chúng tôi rất muốn đem đến cho người dân thị xã nguồn nước sạch đảm bảo sức khỏe, tuy nhiên, người dân vẫn chưa hiểu được tác hại của việc sử dụng nước ngầm về lâu dài là như thế nào. Khách hàng của nhà máy hiện nay chủ yếu được để lại trước khi cổ phần, trong 2 năm gần đây, lượng khách hàng phát triển rất được ít".

Trao đổi với lãnh đạo thị xã An Khê về việc doanh nghiệp gặp khó trong phát triển thị trường, PV được ông Nguyễn Hùng Vỹ - Chủ tịch UBND thị xã An Khê cho biết: “Từ những năm trước, UBND thị xã cũng đã có những văn bản chỉ đạo các địa phương xã, phường trên địa bàn tích cực tuyên truyền, giúp đỡ nhà máy nước phát triển lượng khách hàng mới. Tuy nhiên, có một thực tế là việc khai thác nước ngầm là sự tự do của người dân mà chưa có cơ quan quản lý nào xử phạt về vấn đề này”.

Theo tìm hiểu của PV, báo cáo số 1539 /SXD-QLCL của Sở Xây dựng gửi UBND tỉnh Gia Lai cho biết, tỉ lệ nước sạch tại An Khê đạt gần 42% công suất nhà máy, có tăng khoảng gần 5% so với đầu năm 2020. Tại thị xã An Khê có một số tuyến đường như Nguyễn Trung Trực nối dài, Trần Khánh Dư, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi… và xã Xuân An, xã Tú An chưa có đường ống nước sạch, nên việc phát triển lượng khách hàng mới cũng gặp nhiều khó khăn. Một số cơ quan hành chính, doanh nghiệp tại thị xã An Khê đã được đầu tư đường ống nhưng vẫn chưa sử dụng nước sạch do nhà máy cung cấp.

Năm 2020, Sở NN&PTNT tỉnh đã đề nghị các địa phương trên địa bàn tỉnh rà soát khu vực dân cư các xã lân cận, khu vực có hệ thống cấp nước tập trung, đề xuất danh mục các xã vào Tiểu hợp phần 1: Cấp nước nông thôn - Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn WB của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020 để đấu nối, tiếp nhận ngay nguồn nước sạch từ các hệ thống phân phối của nhà máy, nhằm giảm khó khăn của doanh nghiệp và phục vụ nhu cầu cấp thiết của người dân. Tuy nhiên, thời điểm triển khai dự án vẫn còn chưa xác định.

Như vậy, dù chính quyền địa phương liên tục ban hành các văn bản chỉ đạo để tăng lượng khách hàng cho nhà máy nước sạch tập trung, nhưng “trên nóng, dưới lạnh", cộng thêm sự thờ ơ của người dân về việc sử dụng nước sạch đã khiến Công ty Cổ phần cấp nước Sài Gòn An Khê không tiêu thụ hết công suất, rơi vào tình trạng khó khăn và đe dọa khả năng tiếp tục hoạt động. Đây là điều thật sự rất đáng lo ngại.

Cùng chuyên mục

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...
Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.