Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 29/10/2023 09:24 (GMT+7)

Giải thể Bệnh viện Dã chiến số 13 điều trị bệnh nhân COVID-19

Sau khi Bộ Y tế ra Quyết định chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B, Sở Y tế TP.HCM xây dựng Kế hoạch quản lý bền vững dịch COVID-19; trong đó có Giải thể Bệnh viện Dã chiến số 13.

Bên trong phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19 nặng của Trung tâm Hồi sức Tích cực COVID-19 bệnh viện Việt Đức tại Bệnh viện Dã chiến 13, huyện Bình Chánh, TP.HCM năm 2021. Ảnh: TTXVN.
Bên trong phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19 nặng của Trung tâm Hồi sức Tích cực COVID-19 bệnh viện Việt Đức tại Bệnh viện Dã chiến 13, huyện Bình Chánh, TP.HCM năm 2021. Ảnh: TTXVN.

TP.HCM: Giai the Benh vien Da chien so 13 dieu tri benh nhan COVID-19 hinh anh 1

Bên trong phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19 nặng của Trung tâm Hồi sức Tích cực COVID-19 bệnh viện Việt Đức tại Bệnh viện Dã chiến 13, huyện Bình Chánh, TP.HCM năm 2021. (Ảnh: TTXVN phát)

Ngay sau khi Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3896/QĐ-BYT về việc chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B theo Luật Phòng, Chống Bệnh truyền nhiễm năm 2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2023, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng Kế hoạch quản lý bền vững dịch COVID-19 trên địa bàn trong tình hình mới.

Theo Kế hoạch trên, Bệnh viện Dã chiến số 13 sẽ giải thể, bệnh nhân COVID-19 cũng không còn được điều trị miễn phí.

Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tham mưu Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định giải thể Bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 13 tại huyện Bình Chánh. Đây là bệnh viện dã chiến duy nhất của Thành phố đặt trong tình trạng sẵn sàng kích hoạt trở lại (trong vòng 48giờ) nhằm tiếp nhận người bệnh COVID-19 trong tình huống dịch bùng phát trở lại thời gian qua.

Sở Y tế sẽ điều chuyển các trang thiết bị còn lại trong bệnh viện (giường inox, hệ thống oxy) đến các cơ sở khám, chữa bệnh, phục vụ cho hoạt động khám, chữa bệnh thông thường.

Bên cạnh đó, việc khám, điều trị miễn phí đối với người bệnh mắc COVID-19 tại các cơ sở y tế cũng chấm dứt. Từ ngày 20/10/2023 trở đi, người bệnh đến khám và điều trị bệnh COVID-19 sẽ không được ngân sách Nhà nước chi trả, thay vào đó sẽ được hưởng chi trả Bảo hiểm Y tế theo quy định hiện hành.

Riêng đối với người bệnh vào viện trước ngày 20/10/2023 và ra viện sau ngày này, bệnh nhân được ngân sách Nhà nước chi trả chi phí khám, điều trị bệnh đến trước ngày 20/10/2023.

Từ ngày 20/10/2023, Quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân theo quy định. Trong trường hợp người bệnh không tham gia Bảo hiểm Y tế, sẽ phải tự thanh toán hoàn toàn.

Cũng từ ngày 20/10/2023, những tình nguyện viên, cộng tác viên tham gia chống dịch COVID-19 không còn được nhận phụ cấp chống dịch.

Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng việc chuyển đổi COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B không đồng nghĩa với việc COVID-19 sẽ nhẹ hơn, do đó người dân không nên chủ quan, lơ là. Virus gây bệnh vẫn có thể biến đổi nên việc giám sát bệnh COVID-19 sẽ không chỉ trên ca bệnh mà sẽ tiếp tục được giám sát lồng ghép vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp khác, nhằm theo dõi các biến thể của virus.

Người mắc COVID-19 vẫn phải đeo khẩu trang trong 10 ngày kể từ ngày phát bệnh hoặc từ ngày có kết quả dương tính.

Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục tiêm miễn phí vaccine phòng COVID-19 trong năm 2023. Những đối tượng ưu tiên tiêm vaccine là nhóm người có nguy cơ như người cao tuổi, người có bệnh nền. Các mũi tiêm cơ bản cho người dân cũng tiếp tục được triển khai đầy đủ.

Cùng chuyên mục

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 2: Nhà thuốc Long Châu bán thuốc kháng sinh trẻ em như rau
Chưa tới ba phút đã có thể mua một hộp thuốc kháng sinh mà không cần toa thuốc, không có sự tư vấn, cảnh báo từ các dược sĩ…thực trạng này đang xảy ra tại hàng loạt nhà thuốc Long Châu. Liên tiếp bị xử phạt về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục tái diễn mang dấu hiệu coi thường pháp luật, sức khoẻ người dân.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa
Thực trạng thuốc kê đơn, thuốc kháng sinh được bán vô tội vạ mà không cần toa đang xảy ra tràn lan tại chuỗi các nhà thuốc lớn tại TP HCM. Liên tiếp bị cơ quan chức năng xử lý nhưng hành vi sai phạm vẫn tiếp tục tái diễn vì chế tài xử phạt nhẹ. Trong khi đó, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.

Tin mới