Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 06/08/2020 01:18 (GMT+7)

Hà Nội: Phạt tới 20 triệu đồng các hành vi vi phạm phòng, chống dịch Covid-19

Theo văn bản số 925/STP-PBGDPL của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội quy định chi tiết mức phạt đối với 13 hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống Covid-19 thì hành vi không tạm đình chỉ hoạt động cơ sở ăn uống, tập trung nơi đông người… sẽ bị xử phạt tiền tối đa đến 20 triệu đồng. Nhiều hành vi khác có thể bị xem xét xử lý hình sự.

Ảnh minh họa.

Sau khi xuất hiện 2 ca mắc Covid-19 mới, Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền và đưa ra chế tài xử phạt đối với 13 hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch. Cụ thể, UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, UBND TP. Hà Nội yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các hành vi, nhóm hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử phạt 13 hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống Covid-19 bằng các hình thức phù hợp trên báo, đài, hệ thống truyền thanh cơ sở, chạy chữ trên truyền hình, trên hệ thống Hanoi Smart City, infographic…

Trước đó, Sở Tư pháp Hà Nội đã ban hành văn bản số 925/STP-PBGDPL quy định chi tiết mức phạt đối với 13 hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống Covid-19 như sau:

1. Người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 300.000 đồng.

2. Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng, nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tối đa đến 7.000.000 đồng.

3. Người che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh Covid-19 bị phạt tiền tối đa đến 2.000.000 đồng.

4. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh tại vùng có dịch thì bị phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức.

5. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19 thì bị phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức.

6. Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bị phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng.

7. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch Covid-19 có thể bị xử phạt hành chính tối đa đến 10 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác.

8. Hành vi trốn khỏi nơi cách ly, không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự.

9. Người nào khai báo y tế không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự.

10. Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể bị phạt tiền tối đa đến 15 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự.

11. Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự.

12. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán ba, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo điều 295 Bộ luật Hình sự.

13. Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý theo quy định tại điều 196 Bộ luật Hình sự.

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch như rửa tay sát khuẩn thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, khi tham gia giao thông…

TP. Hà Nội cũng yêu cầu cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong đó tập trung vào các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử phạt như che giấu, không khai báo y tế hoặc khai báo gian dối y tế, thông tin sai sự thật, từ chối hoặc trốn tránh biện pháp hoặc không thực hiện biện pháp cách ly theo quy định, không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh…

Kết hợp tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật với tuyên truyền kỹ năng, biện pháp phòng, chống dịch, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Thực hiện nghiêm quy định các biện pháp phòng, chống dịch như rửa tay sát khuẩn thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, khi tham gia giao thông…

Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn Thành phố phải triển khai bằng các hình thức phù hợp đảm bảo điều kiện phòng, chống dịch…

Cùng chuyên mục

Thẻ Căn cước có thể thay thế hộ chiếu khi xuất cảnh hay không?
Việt Nam và những nước nào có ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân hai nước được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau không, pháp luật hiện nay quy định thế nào về vấn đề này?
06 trường hợp thu hồi Giấy phép lái xe từ ngày 01/6/2024
Ngày 31/3/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái.
Trường hợp không kháng cáo vẫn được giảm án
Pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, hành chính đều quy định việc xét xử được diễn ra với hai cấp xét xử, bao gồm sơ thẩm và phúc thẩm. Vậy, trong quá trình xét xử phúc thẩm nếu bị cáo không kháng cáo và bị cáo đó cũng không bị kháng cáo, kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo đó không? Hay chỉ xem xét đến những bị cáo có kháng cáo, kháng nghị?
Công dân bị tạm hoãn xuất cảnh khi nào?
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Tuy nhiên, quyền xuất cảnh ra nước ngoài của công dân cũng bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định.
Sẽ thu hồi giấy phép lái xe nếu cho người khác mượn
Ngày 31/3/2024, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ban hành Thông tư 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái.

Tin mới

Cảnh giác các cuộc gọi kích hoạt 'hộ' định danh điện tử mức độ 2
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân khi làm thủ tục đăng ký, cập nhật định danh điện tử mức độ 2 thì phải đến trực tiếp trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc nơi gần nhất để làm định danh điện tử mức 2, không phải cập nhật qua số điện thoại lạ được gọi tới.