Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 07/06/2022 11:00 (GMT+7)

Hà Nội: Triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4

UBND thành phố Hà Nội vừa lên kế hoạch triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) nhằm củng cố, tăng cường miễn dịch phòng COVID-19.

UBND thành phố Hà Nội vừa lên kế hoạch triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) nhằm củng cố, tăng cường miễn dịch phòng COVID-19 cho người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với SARS-CoV-2 như: cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân, người làm việc trong các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố. Trong trường hợp bố trí được nguồn vaccine có thể mở rộng đối tượng theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

Hà Nội triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Ảnh: TTXVN
Hà Nội triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Ảnh: TTXVN.

Thành phố đặt mục tiêu trên 95% đối tượng thuộc diện cần tiêm mũi nhắc lại lần 2 vaccine phòng COVID-19 sẽ được tiêm. Thời gian thực hiện từ tháng 6/2022; triển khai đồng loạt trên địa bàn toàn thành phố.

Thành phố sẽ tiêm chủng miễn phí cho tất cả đối tượng nêu trên theo hình thức tiêm chủng chiến dịch; tiêm ngay khi tiếp nhận vaccine từ Bộ Y tế (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương). Vaccine sử dụng để tiêm nhắc lại lần 2 (mũi 4) gồm: vaccine mRNA do hãng Pfizer sản xuất hoặc Modema do AstraZeneca sản xuất; vaccine cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1).

UBND thành phố Hà Nội huy động sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban, ngành, đoàn thể... trong đó, nòng cốt là lực lượng y tế cơ sở cùng các cơ sở y tế trong và ngoài công lập đóng trên địa bàn tham gia chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Các cấp cần chủ động cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí để tuyên truyền đến người dân về lợi ích, lịch tiêm chủng, tính an toàn của vaccine, các sự cố bất lợi sau tiêm; tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng truyền thông tại các đường dây nóng (của thành phố, của Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn) và tổng đài trả lời tự động để tư vấn, hướng dẫn tiêm chủng cho nhân dân.

UBND các xã, phường, thị trấn và quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm rà soát, lập danh sách đối tượng cần tiêm chủng trên địa bàn; ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra đối tượng cần tiêm chủng, tổng hợp đối tượng cần tiêm, nhập thông tin đối tượng và mũi tiêm lên phần mềm tiêm chủng COVID-19.

UBND thành phố giao Sở Y tế là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố phòng, chống dịch COVID-19 chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể cho các sở, ngành và đơn vị liên quan tổ chức triển khai chiến dịch này trên địa bàn.

Cùng chuyên mục

Nhiều học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Nguyên, trong kỳ nghỉ lễ 2/9, sau tiếp nhận thông tin 3 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên mắc bệnh, phải chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Nguyên phối hợp Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên thực hiện điều tra, giám sát các trường hợp cụ thể.
Đồng Nai ghi nhận ca bệnh từ vi khuẩn Whitmore đầu tiên
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, đến ngày 3/9, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi T.T.D.M., (14 tuổi, ngụ xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) bị nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, là vi khuẩn gây bệnh Whitmore đã ổn định và đang tiếp tục điều trị theo phác đồ, dự kiến 2 tuần nữa bệnh nhi được xuất viện. Đây là ca bệnh nhiễm vi khuẩn Whitmore đầu tiên ghi nhận ở Đồng Nai.
Phú Thọ: 152 công nhân bị ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam ổn định sức khỏe, được ra viện
Sau 2 ngày được điều trị kịp thời theo quy trình và đúng phác đồ của Bộ Y tế, chiều ngày 30/8/2024, 152 công nhân bị ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Sunrise Apparel Việt Nam (Lô CN 5, Cụm công nghiệp Hoàng Xá, Huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ) đã ổn định sức khỏe và được xuất viện.
Việt Nam có thêm vaccine mới phòng 23 chủng phế cầu nguy hiểm
Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức đưa vào tiêm chủng vaccine mới phòng 23 chủng vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như: Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi kèm nhiễm trùng huyết và viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.

Tin mới