Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 25/08/2022 16:25 (GMT+7)

Hà Nội yêu cầu ngừng kinh doanh, phân phối, thu hồi ngay thuốc Ophazidon giả

Nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng trên địa bàn, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị ngừng kinh doanh, phân phối, sử dụng thuốc Ophazico giả.

Mới đây, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành văn bản về việc yêu cầu các đơn vị thu hồi mẫu thuốc Ophazidon giả.

Văn bản nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý Dược tại công văn số 8035/QLD-CL ngày 19/8/2022 của v/v mẫu Ophizidon giả Số lô: 290621, 390721, 540921 và 691121, cụ thể: 04 là sản phẩm với thông tin trên nhãn ghi "Viên nén Ophazidon, SDK: VD-26803-17,

- Số lô: 290621, NSX: 08/6/2021, HD: 08/6/2023,

- Số lô: 390721, NSX: 15/7/2021, HD: 15/6/2023,

- Số lô: 540921, NSX: 20/9/2021, HD: 20/9/2023,

- Số lô: 691121, NSX: 23/11/2021, HD: 23/11/2023, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội sản xuất" có các đặc điểm phân biệt với thuốc thật theo công văn số 8035/QLD-CL.

Hà Nội yêu cầu thu hồi thuốc Ophazidon giả - Ảnh 2.
Hà Nội yêu cầu thu hồi thuốc Ophazidon giả - Ảnh 3.
Dấu hiệu nhận biết thuốc giả do Cục Quản lý Dược cung cấp.

Để đảm bảo sức khỏe cũng như quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế công lập trực thuộc ngành, các cơ sở y tế ngoài công lập, các doanh nghiệp kinh doanh thuốc, các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn không kinh doanh, phân phổi, sử dụng các lô thuốc với thông tin ghi nhãn trên và có đặc điểm phân biệt theo công văn 8035/QLD-CL; tuân thủ việc kinh doanh, mua bán thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; rà soát hoạt động của cơ sở, nếu phát hiện thấy thuốc có thông tin như đã nêu, khẩn trương thông báo về Thanh tra Sở Y tế để có biện pháp xử lý.

Hà Nội yêu cầu thu hồi thuốc Ophazidon giả - Ảnh 4.
Viên thuốc: nét khắc chữ "TK" trên viên thuốc giả không sắc nét; màu sắc trên viên thuốc giả không đồng nhất.

Sở Y tế yêu cầu các Phòng y tế quận, huyện, thị xã: Thông báo đến các cơ sở hành nghề trên địa bàn quản lý ngừng việc kinh doanh, phân phối, sử dụng các lô thuốc với thông tin nêu trên; tiếp nhận thông tin từ cơ sở, tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện của cơ sở; báo cáo việc thực hiện về Sở Y tế.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội dung tại công văn của Cục Quản lý Dược và phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin tới các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng.

Ngày 19/8/2022, Cục Quản lý Dược ra Công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành, địa phương về việc phát hiện mẫu thuốc Viên nén Ophazidon giả.

Theo Cục Quản lý Dược, kết quả kiểm nghiệm các mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng về các chỉ tiêu định tính, định lượng (cafein) và định lượng (paracetamol); Sau khi xem xét, đối chiếu các mẫu thuốc Viên nén Ophazidon giả trên do Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội cung cấp với mẫu thuốc thật do Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội cung cấp. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thông tin về 4 lô thuốc giả trên./.

Cùng chuyên mục

Việt Nam và Hàn Quốc hợp tác chống hàng giả thương hiệu Hàn Quốc, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Ngày 7/11/2024, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp cùng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA) tổ chức Hội thảo "Nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc 2024" nhằm thảo luận và đề xuất các giải pháp nhận diện và ngăn chặn hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ tại thị trường Việt Nam.
Dầu massage Đại Lực Hoàng bị đình chỉ, thu hồi trên toàn quốc
Mới đây, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ban hành công văn gửi Sở Y tế, các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thông báo về việc Đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm mỹ phẩm Dầu massage Đại Lực Hoàng do không đáp ứng các điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo quy định.
Phát hiện kho mỹ phẩm nhập lậu bán online trị giá khoảng 1 tỷ đồng tại TP Bắc Giang
Một kho mỹ phẩm với khoảng 70.000 sản phẩm chủ yếu là kem dưỡng da, kem trị nám, sữa rửa mặt, gel tẩy da chết, kem tẩy lông, kem dưỡng tóc, thuốc nhuộm tóc, nước hoa… có trị giá khoảng 1 tỷ đồng kinh doanh chủ yếu trên các nền tảng TMĐT vừa bị lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang tiến hành kiểm tra, tạm giữ.
Dừng lưu thông và truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc
Đây là yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngay sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai về 5 trường hợp đang cấp cứu, điều trị tại Trung tâm do ngộ độc methanol, trong đó có một trường hợp từ Thái Nguyên và bốn trường hợp từ Thường Tín, Hà Nội cùng uống một loại rượu từ Thái Nguyên.
Cục An toàn thực phẩm chỉ cách chọn bánh trung thu an toàn
Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng bánh trung thu tăng đột biến, bên cạnh các sản phẩm bảo đảm an toàn cũng còn một số tổ chức, cá nhân có hành vi lén lút đưa ra thị trường một số loại bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ.

Tin mới

FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.
Cảnh giác với hình thức lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác khi bắt gặp các tin nhắn, Email hoặc các bài đăng chứa đựng mã QR. Đồng thời, cẩn trọng xác minh thông tin của cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức cung cấp mã QR thông qua số điện thoại hoặc các trang thông tin uy tín.