Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 28/05/2020 14:28 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Vì sao huyện Kỳ Anh chậm xử lý nạn cát tặc ở xã Kỳ Thượng?

Sau khi MTĐT phản ánh nạn khai thác cát trái phép trên địa bàn huyện Kỳ Anh mà xã Kỳ Thượng không giải quyết dứt điểm. Còn tổ công tác của UBND huyện lại chậm xử lý khiến dư luận bức xúc.

Cần làm rõ trách nhiệm và hậu quả

Nhận được phản ánh của người dân, Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tảu các bài về vấn nạn khai thác cát sỏi trái phép gây thất thoát một lượng lớn tài nguyên khoáng sản của nhà nước và gây nhiều bức xúc trong dư luận. Sau đó huyện Kỳ Anh đã vào cuộc, đích thân ông Bùi Quang Hoàn – Chủ tịch UBND huyện, cùng đoàn lên tại hiện trường lập biên bản kiểm tra và ra văn bản chỉ đạo xử lý.

Vấn nạn khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn xã Kỳ Thượng diễn ra trong thời gian dài nhưng xã vẫn loay hoay không xử lý.

Cụ thể, vào lúc lúc 9h đến 11h ngày 10/04/2020, UBND huyện Kỳ Anh tổ chức kiểm tra thực tế tình hình khai thác cát trên địa bàn xã Kỳ Thượng, do ông Bùi Quang Hoàn làm trưởng đoàn.

Biên bản kiểm tra xác minh hiện trường, kết luận của kiểm tra, xác minh ghi rõ:

“Tại khu vực Rào Trỗ, Khe Trâm, Khe Mooc tại thời điểm kiểm tra trữ lượng cát rất ít, có nhiều cuội sỏi, không có máy móc thiết bị, phương tiện và người khai thác cát, trên hiện trường có dấu vết thể hiện hiện tượng khai thác cát, sỏi lòng sông.

Tại các khu tập kết cát: Có 07 điểm tập kết, khoảng trên 1000m3. Các vị trí tập kết đều thuộc khu vực lòng Rào Trổ, thôn Phúc Thành 2, xã Kỳ Thượng. Kiểm tra kĩ các điểm tập kết cát nhận thấy có nhiều đống cát có cây cỏ cây dại sinh sống chứng tỏ số cát này đã tập kết từ lâu, một số ít được tập kết thời gian gần đây”.

UBND huyện Kỳ Anh quyết định thành lập tổ công tác xử lý tình trạng khai thác, tập kết cát sỏi trên địa bàn xã Kỳ Thượng.

Qua đó, cho thấy một số điểm tập kết cát có cỏ và cây dại mọc lên là dấu hiệu đã tập kết từ lâu, đồng nghĩa với hiện tượng khai thác cát đã diễn ra thời gian dài, đúng như người dân phản ánh tình trạng khai thác cát đã diễn ra hơn 3 năm nay. Ngoài việc tập kết cát tại bãi thì cát còn được chở đi nơi khác tiêu thụ. Vì vậy, tổng khối lượng cát đã bị khai thác trên địa bàn xã Kỳ Thượng từ bấy lâu nay không thể dừng lại con số trên 1.000m3 như kết luận kiểm tra của UBND huyện Kỳ Anh ngày 10/4/2020 tại các bãi tập kết.

Bên cạnh đó, ngày 16/04/2020, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh - ông Bùi Quang Hoàn đã ký Quyết Định số 2156/QĐ-UBND, quyết định thành lập tổ công tác xử lý tình trạng khai thác, tập kết cát sỏi trên địa bàn xã Kỳ Thượng, do ông Phạm Văn Hùng – Phó trưởng công an huyện Kỳ Anh làm tổ trưởng, ông Lê Đình Nhất – Phó phòng TN&MT huyện làm tổ phó và một số thành viên khác. Báo cáo kết quả kiểm tra rà soát và đề xuất UBND huyện phương án xử lý trước ngày 25/04/2020.

Liên hệ làm việc với ông Lê Đình Nhất – Phó phòng TN&MT huyện Kỳ Anh, ông cho hay: “Sau khi, tổ công tác được thành lập thì đã tiến hành công việc, nhưng do dịch Covid-19 nên đồng chí tổ trưởng đã xin đề xuất lãnh đạo huyện báo cáo kết quả sau ngày 20/05. Trách nhiệm của tổ là kiểm tra rà soát rồi báo cáo kết quả, đồng thời quan điểm điểm phải xử lý nghiêm.

Liệu UBND huyện Kỳ Anh và tổ công tác đã thực sự vào cuộc quyết liệt hay chưa?

Thiết nghĩ, để làm rõ trách nhiệm của chính quyền xã, hậu quả và chính xác khối lượng cát đã bị khai thác một cách khách quan, thì cần sự vào cuộc quyết liệt của Công an huyện Kỳ Anh, phòng TNMT và xã Kỳ Thượng, như chỉ đạo của chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Số 471/UBND-TNMT, để hoàn trả lại lượng cát sỏi đã bị khai thác tránh thất thoát tài nguyên khoáng sản của nhà nước. Đồng thời, xử lý nghiêm, đúng người đúng tội đối với các cá nhân đơn vị vi phạm.

Biên bản làm việc tại hiện trường vào ngày 10/04/2020, quyết định chỉ đạo kiểm tra rà soát, đề xuất phương án xử lý báo cáo về UBND huyện trước ngày 25-04-2020 của Chủ tịch huyện đã gần hết tháng 05/2020, vẫn chưa có kết quả xử lý. Liệu UBND huyện Kỳ Anh và tổ công tác đã thực sự vào cuộc quyết liệt hay chưa?

Chúng tôi tiếp tục thông tin.

Cùng chuyên mục

Vụ tranh chấp thừa kế tại xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc: Cần làm rõ việc khai nhận di sản thừa kế và trình tự khai nhận sang tên di sản
Diện tích 338m2 nằm trên thửa đất số 305, Tờ bản đồ địa chính số 4 tại thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc là của cha ông để lại cho cụ Tô Văn Tích sử dụng khi cụ chưa lấy vợ là cụ Nguyễn Thị Lịnh. Năm 1947, cụ Lịnh chết, cụ Tích lấy vợ hai là cụ Lê Thị Dốn. Đến năm 1971, cụ Tích chết, năm 1997, cụ Dốn chết. Khi chết cụ Tích, cụ Lịnh và cụ Dốn không để lại di chúc.
Hợp đồng giả cách và cảnh báo người dân cần biết
Do thiếu những hiểu biết cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhiều người dân lỡ ký hợp đồng giả cách đã gặp những rắc rối phát sinh khi xảy ra tranh chấp, dẫn đến rủi ro mất tài sản.
Công ty Matexim Hải Phòng - Animex: Cần bảo đảm lợi ích hợp pháp của người cao tuổi khi thực hiện dự án
Bà con Nhân dân (phần lớn là người cao tuổi) sống ở khu tập thể 7B (nay là số 20) đường Trần Phú có “Đơn kêu cứu” về việc 16 hộ gia đình đang quản lí, sử dụng nhà đất hợp pháp từ những năm 1988 đến nay. Tuy nhiên, ngày 10/8/2023, Công ty Matexim Hải Phòng - Animex tổ chức ngăn rào chắn tôn cản trở cuộc sống và sinh hoạt của người dân…

Tin mới

FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.
Cảnh giác với hình thức lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác khi bắt gặp các tin nhắn, Email hoặc các bài đăng chứa đựng mã QR. Đồng thời, cẩn trọng xác minh thông tin của cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức cung cấp mã QR thông qua số điện thoại hoặc các trang thông tin uy tín.