Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 22/02/2021 03:55 (GMT+7)

Hành vi đổ rác không đúng nơi quy định bị xử lý như thế nào?

Hành vi đổ rác không đúng nơi quy định bị pháp luật xử lý như thế nào?

Câu hỏi:

Nhà hàng xóm tôi thường xuyên đổ rác, đốt rác tại phần đất của hộ dân khác, không đúng nơi quy định, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Vậy hành vi đổ rác không đúng nơi quy định bị pháp luật xử lý như thế nào?

Luật sư trả lời:

  1. Căn cứ pháp lý:

+ Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

+Luật bảo vệ môi trường 2014.

+Hiến pháp năm 2013

  1. Giải quyết vấn đề:

Bảo vệ môi trường là các hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoai, phục hồi và cải hiện môi trường; khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.

Điều 43 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Quy định này ghi nhận quyền và nghĩa vụ về bảo vệ môi trường của công dân, tạo cơ sở hiến định cho việc xác lập quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ môi trường vì lợi ích của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau của mọi chủ thể trong xã hội. Luật bảo vệ môi trường 2014 đã xác định rõ bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

Quyền và trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi công dân được quy định cụ thể tại Điều 5, Điều 6 và các hành vi nghiêm cấm theo Điều 7 Luật bảo vệ môi trường 2014, theo đó, nghiêm cấm các hành vi thải khói bụi, các chất độc hại vào không khí.

Như vậy, hàng xóm nhà bạn có hành vi đổ rác, đốt rác tại phần đất của hộ gia đình khác. Việc thải rác và xử lý rác của nhà hàng xóm không đúng quy cách, không hợp vệ sinh sẽ gây mất mỹ quan và tác hại xấu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của các hộ dân xung quanh.

Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi có hành vi tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hại hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng hoặc để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước, ao đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.

  1. Về thẩm quyền xử phạt:

Theo khoản 3 Điều 66 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi này là trưởng công an cấp xã. Do vậy, bạn làm đơn đề nghị trưởng Công an xã yêu cầu nhà hàng xóm chấm dứt hành vi đổ rác, đốt rác đồng thời xử lý vi phạm hành chính đối với nhà hàng xóm của bạn/.

Cùng chuyên mục

Sai sót trong kỳ thi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Theo Luật sư, đối với những sai phạm trong kỳ thi vào lớp 10 tại tỉnh Thái Bình, nếu là lỗi cố ý thì cần truy cứu trách nhiệm hình sự với người vi phạm, nếu chỉ là lỗi vô ý thì tiến hành xử lý kỷ luật để kịp thời khắc phục, sửa chữa, tránh những sai phạm tương tự có thể xảy ra.

Tin mới