Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 08/12/2022 15:41 (GMT+7)

Hiện tượng bàn chân, bàn tay lạnh, khi nào cần đi khám?

Bàn tay, chân lạnh trong mùa Đông là một hiện tượng khá phổ biến, tuy nhiên nhiều khi không trong môi trường lạnh mà nhiều người vẫn gặp hiện tượng này.

Nếu bàn tay, chân lạnh tái diễn liên tục và đi kèm với sự thay đổi màu sắc ngón chân, tay cần đi khám vì có thể là dấu hiệu của bệnh lí...

1. Bàn chân và bàn tay lạnh là gì?

Nhiệt độ cơ thể mỗi chúng ta luôn được điều chỉnh ở một nhiệt độ hằng định. Khi nhiệt độ ngoài trời hạ xuống, cơ thể giữ cho máu lưu thông đến tất cả các cơ quan quan trọng để giữ ấm.

Tuy nhiên, điều này có thể làm giảm lượng máu chảy đến các chi khiến cơ thể cảm thấy lạnh. Đây là hiện tượng bình thường và các mạch máu ở tay chân bắt đầu co lại để tránh tình trạng mất nhiệt.

Một số người có thể có bàn chân và bàn tay lạnh hơn một cách tự nhiên mà không mắc bệnh lí nào. Ở trường hợp này, cần phải giữ ấm để bảo vệ chúng. Tuy nhiên nếu bàn chân và bàn tay luôn trong tình trạng lạnh quá mức đi kèm với triệu chứng thay đổi màu sắc ngón tay thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lí của cơ thể.

Hiện tượng bàn chân, bàn tay lạnh, khi nào cần đi khám?

2. Nguyên nhân gây bệnh chân, tay lạnh

- Hệ tuần hoàn trong cơ thể bị “trục trặc” khiến quá trình lưu thông máu không ổn định khiến lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ; khả năng hoạt động của tim cũng giảm đi đáng kể; sức đề kháng của cơ thể giảm sút, chân tay luôn trọng trạng thái lạnh, nhợt nhạt.

- Người bị thiếu máu cũng dễ mắc chứng tay chân lạnh do lượng hồng cầu trong máu hạ thấp biểu hiện rõ nhất của tình trạng này là gan bàn tay, bàn chân luôn trong trạng thái lạnh dù là trời nóng hay lạnh.

- Sự thay đổi các hormone nữ giới dễ mắc bệnh hơn nam giới. Nhất là khi cơ thể nữ giới vào kì kinh nguyệt bị mất một lượng máu khá lớn khiến nhiệt độ cơ thể có thể giảm đi.

- Khi các động mạch trong cơ thể bị hẹp hoặc rối loạn lưu lượng máu cung cấp cho bàn chân và bàn tay sẽ suy giảm dẫn đến tình trạng lạnh bàn chân và tay.

- Người bệnh đái tháo đường tuần hoàn, lưu thông máu kém khiến tay và chân nhiễm lạnh.

- Tổn thương thần kinh.

- Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém và không sản xuất đủ lượng hormone để giữ cho một số cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường và lạnh chân và tay là một trong những triệu chứng của suy giáp.

- Hội chứng Raynaud hay còn gọi là cước chân, tay là tình trạng các ngón tay, ngón chân lạnh hoặc tê buốt. Đó là kết quả của tình trạng hẹp động mạch, đặc biệt ở tay và chân khiến máu không thể lưu thông bình thường.

- Thiếu vitamin B12 dẫn đến một số triệu chứng thần kinh bao gồm cả cảm giác buốt lạnh ở bàn tay hoặc bàn chân.

- Hút thuốc lá có thể khiến các mạch máu của cơ thể tổn thương, thành mạch bị thu hẹp và làm nghiêm trọng hơn tình trạng chân, tay lạnh.

- Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể làm chứng bệnh này thêm nặng; trẻ em và người cao tuổi cũng là những đối tượng dễ bị chân tay lạnh.

3. Cách phòng tránh bệnh chân tay lạnh

Đa phần triệu chứng bàn chân, bàn tay lạnh thường không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên trong điều kiện thời tiết lạnh giá, việc giữ ấm bàn chân và bàn tay là rất quan trọng. Một số biện pháp giúp giữ ấm chân, tay trong điều kiện thời tiết lạnh:

- Lựa chọn trang phục sát người, tuy nhiên không nên bó sát quá: Đội mũ, đeo găng tay, đi tất, mặc quần áo ấm. Nhất là đối với trẻ em và người cao tuổi.

- Nên tập thể dục hằng ngày để có thể cải thiện tình trạng lưu thông máu và làm ấm cơ thể nhanh chóng và hiệu quả.

- Giữ ấm khi ngủ: Sử dụng túi sưởi. Đối với những người thường xuyên lạnh chân, tay cần mang tất và găng tay kể cả trong khi ngủ.

- Mát-xa tay và chân và ngâm chân nước ấm có thể làm tăng lưu thông máu, giúp cảm thấy ấm áp hơn.

- Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung vitamin B1, B2, B12 và những thực phẩm nhiều calo, chất béo, chất sắt… để cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.

- Tránh stress và ngủ đủ giấc: Nghỉ ngơi, thư giãn sẽ giúp cơ thể ấm hơn.

Tình trạng bàn chân và bàn tay lạnh là do cơ thể đã huy động máu làm ấm các cơ quan quan trọng: Tim hoặc não khi thời tiết lạnh giá khiến các bộ phận như tay, hoặc chân không nhận được lượng máu cần thiết để làm ấm. Tuy nhiên, nếu tình trạng bàn chân và bàn tay lạnh bất kể tình trạng thời tiết đi kèm với các triệu chứng khác như ngón chân, ngón tay thay đổi màu sắc hoặc khó thở, thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lí bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

Nhiều nguy cơ dịch bệnh lúc chuyển mùa
Trong thời gian chuyển mùa và sau bão lụt, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là ở học sinh tăng cao, với một số bệnh truyền nhiễm như bệnh sởi, thủy đậu, đau mắt đỏ, ho gà, tay chân miệng... và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Sự thật bất ngờ về đồ ngọt và ung thư
Theo công bố của các nhà nghiên cứu tại Đại học Paris, Pháp trong "Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ", việc tiêu thụ nhiều đường và nguy cơ ung thư có liên quan đến nhau.

Tin mới

Bắt tạm giam Lê Thị Lại
Ngày 19/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã bắt tạm giam bà Lê Thị Lại (60 tuổi, ngụ xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Từ 2025 các kỳ tuyển sinh riêng sẽ thay đổi thế nào?
Năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Kỳ thi sẽ gồm 04 môn. Trong đó, hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; hai môn lựa chọn nằm trong các môn học sinh được học, gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn). Đây là lần đầu tiên môn Tin học, Công nghệ (Công nghiệp, Nông nghiệp) trở thành môn thi tốt nghiệp.