Hồ nước lâu đời nhất thế giới chứa 1.600 tấn vàng, vì sao không ai dám vớt?
Nhiều đồn đoán cho rằng trong hồ nước có chứa hơn 1.600 tấn vàng, ước tính giá trị lên đến hơn 90 tỷ USD, thế nhưng không một ai dám trục vớt chúng.
Được mệnh danh là "hòn ngọc của nước Nga", hồ Baikal là hồ nước ngọt sâu và lâu đời nhất thế giới. Độ sâu tối đa của hồ nước này là gần 1.700m với trữ lượng 23 tỉ m3 nước, chiếm khoảng 20% tổng trữ lượng nước ngọt trên Trái Đất, đủ cho cả nhân loại dùng trong 40 năm.
Theo các nhà nghiên cứu, hồ Baikal được hình thành cách đây khoảng 25 - 30 triệu năm, dài gần 640 km, rộng hơn 80 km. Cảnh vật xung quanh hồ Baikal vô cùng đẹp, hùng vĩ. Mỗi năm, nơi đây thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch.
Nước ở hồ Baikal trong đến mức có thể đạt được tầm nhìn lên đến 40 m. Nếu trèo thuyền trên mặt hồ, du khách có thể chiêm ngưỡng hệ sinh thái tuyệt vời bên dưới. Vào mùa đông, khi mặt hồ đóng băng, nó tựa như một dải pha lê trong suốt khổng lồ. Nước ở hồ Baikal có độ tinh khiết rất cao, gần như nước cất.
Hồ Baikal còn có nhiều tên gọi như: "Suối nguồn thế giới", "Hòn ngọc nước Nga", "Biển hồ vô vàn giọt nước mắt".
Bên cạnh những sự thật thú vị, hồ nước ngọt sâu nhất thế giới này còn gắn liền với nhiều bí ẩn. Trong đó, truyền thuyết nổi tiếng nhất là việc dưới đáy hồ Baikal có chứa hơn 1.600 tấn vàng, ước tính giá trị lên đến hơn 90 tỷ USD, thế nhưng không một ai dám trục vớt chúng.
Tương truyền, vào năm 1917 (SCN), khi Sa Hoàng Nicholas II gần như kiệt quệ, nhiều quý tộc đại diện cho các thế lực phong kiến cũ tại Nga đã cố gắng thu gom rất nhiều vàng bạc châu báu để di cư sang phía Tây. Khi đi qua hồ Baikal, họ đụng độ kẻ thù truy đuổi. Lúc này, các quý tộc đã bỏ lại tổng cộng 1.600 tấn vàng để chúng chìm thẳng xuống đáy hồ Baikal. Kể từ đó, số vàng khổng lồ này nằm dưới đáy hồ Baikal.
Tại sao không ai dám vớt số vàng này lên để làm giàu?
Đầu tiên là bởi cấu tạo của hồ Baikal. Là hồ nước sâu nhất thế giới, chẳng ai biết số vàng kia nằm ở đâu trong sự mênh mông rộng lớn tựa đại dương này, vì vậy việc tìm kiếm kho báu gần như là không thể.
Thứ 2, vị trí của hồ Baikal nằm ở điểm giao nhau của các vành đai địa chấn. Theo dữ liệu cho thấy, cứ khoảng 10 năm lại có các trận động đất có cường độ khoảng 6 độ Richter và khoảng 30 năm sẽ có các trận động đất thảm khốc khoảng 9 độ Richter. Một số trận động đất lớn được ghi lại trong lịch sử có thể kể tới vào các năm 1862 và 1959. Chẳng hạn, vào năm 1960, một trận động đất mạnh tới 9,5 độ Richter xảy ra ở hồ Baikal, gây ảnh hưởng toàn bộ cấu trúc địa chất xung quanh và mực nước của hồ.
Cuối cùng là vấn đề nguy cơ bị tấn công. Do hồ Baikal quá sâu và rộng, có thể vẫn còn sự sống của nhiều loài động vật nước ngọt thời Đệ tam ví dụ như hải cẩu Baikal, cá hồi trắng bắc cực, cá hồi trắng Omul, cá mập... Đây đều là những loài động vật cực kỳ nguy hiểm mà con người không dám đối mặt.