Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 16/09/2023 11:25 (GMT+7)

Hơn 11.000 người thiệt mạng trong trận lũ lụt tại Libya

Tính đến 15/9, số người thiệt mạng do lũ lụt tại Libya đã lên tới 11.300 người và còn có thể tăng do còn hơn 10 nghìn mất tích.

Cơn bão Địa Trung Hải Daniel đầu tuần này đã xóa sổ một phần thành phố Derna của Libya. Chính quyền sở tại đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm và sơ tán người sống sót.

tm-img-alt
Thành phố Derna, Libya sau trận lũ lut. Ảnh: ABC.

Giới chức kêu gọi điều tra

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths cho rằng tác động của biến đổi khí hậu và thiếu năng lực ứng phó khẩn cấp trước thảm họa là hai nguyên nhân chính khiến hàng nghìn người thiệt mạng trong thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại tại Libya.

Trung tâm Khí tượng Quốc gia Libya đã đưa ra cảnh báo 72 giờ trước khi lũ lụt xảy ra, thông báo cho tất cả cơ quan chính phủ qua email và truyền thông. Quan chức ở miền đông Libya đã cảnh báo người dân về cơn bão sắp tới và ra lệnh sơ tán khỏi khu vực dọc bờ biển vì lo ngại nước biển dâng cao. Tuy nhiên, không có cảnh báo nào về vỡ đập.

Mưa lớn do ảnh hưởng của bão Daniel hồi đầu tuần khiến hai con đập trên thượng nguồn con sông chảy qua thành phố Derna bị vỡ, dòng nước lũ ào ạt đổ về đô thị 90.000 dân, tàn phá và cuốn trôi mọi thứ ra biển.

Một báo cáo của cơ quan kiểm toán Libya năm 2021 cho biết, các con đập bên ngoài Derna, được xây dựng từ những năm 1970, không được bảo trì dù rất nhiều tiền đã được phân bổ cho mục đích đó vào năm 2012 và 2013. Chính phủ Libya kêu gọi mở cuộc điều tra khẩn cấp về vụ vỡ đập.

Công cuộc tìm kiếm và hỗ trợ các nạn nhân vẫn tiếp tục diễn ra

Giới chức quốc gia Bắc Phi ngày 15/9 không cho phép người dân đi vào thành phố Derna, để các đội tìm kiếm cứu hộ có thể triển khai công tác tìm kiếm nạn nhân bị chôn vùi trong bùn lầy và những tòa nhà đổ nát.

Bộ trưởng Y tế chính quyền miền Đông Libya, ông Othman Abduljaleel cho biết việc an táng nạn nhân được tiến hành tại các hố chôn tập thể bên ngoài thành phố Derna cũng như tại các thị trấn và thành phố gần đó.

Cùng ngày, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các nhóm hỗ trợ khác cho rằng an táng các nạn nhân của thảm họa lũ lụt tại các hố chôn tập thể có thể gây ra những hậu quả nặng nề về mặt xã hội, pháp lý cũng như gây ra nỗi đau tinh thần về lâu về dài đối với thân nhân gia đình của nạn nhân.

Quan ngại trên được WHO đưa ra trong tuyên bố chung với các tổ chức khác gồm Liên đoàn Chữ thập Đỏ và Trăng Lưỡi liềm Đỏ quốc tế và Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế.

Trong văn bản này, WHO cũng kêu gọi giới chức Libya không nên vội vàng đào những hố chôn tập thể hoặc hỏa táng tập thể. Theo Liên hợp quốc, kể từ khi xảy ra thảm họa, đã có hơn 1.000 nạn nhân được an táng theo hình thức nói trên.

Đề cập đến những vấn đề ưu tiên trong công tác hỗ trợ Libya khắc phục thảm họa do lũ lụt gây ra, ông Griffiths cho rằng quốc gia Bắc Phi cần các trang thiết bị để tìm kiếm và cứu nạn những người bị mắc kẹt trong bùn lầy và dưới các tòa nhà bị sụp đổ do lũ.

Ông Ahmed Zouiten, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới tại Libya, cho biết: "Đây đã là ngày thứ tư sau trận lụt, các thi thể bắt đầu phân hủy. Nó sẽ gây ra một thảm họa môi trường".

Tiếp đó, ngoài nhu cầu về nhu yếu phẩm hằng ngày và nơi trú ẩn tạm thời, một vấn đề ưu tiên khác là cần chuẩn bị trang thiết bị và chăm sóc y tế cơ bản để ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh tả do nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nước lũ.

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc thông báo Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc đã điều nhóm ứng phó thảm họa gồm 15 người đến hỗ trợ Libya.

Ông Griffiths cho rằng chưa thể xác định chính xác và cụ thể mức độ thiệt hại do thảm họa gây ra, do có hai chính quyền đối địch cùng tồn tại ở Libya cung cấp những số liệu khác nhau.

Nhiều quốc gia đã cử các đội cứu hộ và viện trợ tới Libya bao gồm Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Tunisia, Algeria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng như Pháp, Đức, Phần Lan và Romania.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết sẽ trích hai triệu USD từ quỹ khẩn cấp để hỗ trợ các nạn nhân, gọi lũ lụt Libya là "thảm họa có quy mô lớn".

Cùng chuyên mục

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.
Siêu bão Man-yi tấn công Philippines "có khả năng gây thảm họa"
Ngày 16/11, siêu bão Man-yi bắt đầu đổ bộ miền Trung Philippines với tốc độ gió tối đa là 195 km/giờ, với đường đi được cảnh báo "có khả năng gây thảm họa" tại quần đảo này. Đây là cơn bão lớn thứ 6 tấn công quốc đảo này trong vòng 1 tháng qua.

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...