Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 14/05/2024 10:39 (GMT+7)

Indonesia áp dụng tình trạng ứng phó khẩn cấp sau lũ quét

Ngày 13/5, Cơ quan Quản lý thiên tai quốc gia (BNPB) đã kêu gọi người dân sống ở quanh con sông, bắt nguồn từ núi Marapi, nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn sau trận lũ quét ở khu vực này hôm 11/5, sơ tán đến nơi an toàn.

Người đứng đầu BMKG Dwikorita Karnawati giải thích nguyên nhân gây ra lũ quét tại khu vực chân núi Marapi, Tây Sumatra là do cường độ mưa quá lớn, tập trung trong thời gian ngắn, cùng với địa hình dốc.

Thêm vào đó, dòng dung nham của núi lửa Marapi, tồn tại từ lâu do những lần phun trào trước đó, cũng góp phần khiến trận lũ thêm tồi tệ. Dù không còn nóng nữa, nhưng khi mưa lớn kéo dài, nước đã cuốn dung nham trở thành lũ bùn hay còn gọi là lũ dung nham lạnh.

Có 4 huyện của Tây Sumatra bị ảnh hưởng nặng nề do lũ quét ở khu vực núi Marapi, gồm Agam, Tanah Datar, Padang Panjang và Padang Pariaman. Lũ quét còn phá hủy các công trình giao thông và gây lở đất ở một số khu vực thuộc Thung lũng Anai. Tuyến đường chính nối Padang và Bukittinggi bị tê liệt hoàn toàn.

tm-img-alt
Khung cảnh đổ nát tại khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ quét ở huyện Agam, tỉnh Tây Sumatra, Indonesia. Ảnh: Reuters.

Chính quyền huyện Agam - nơi bị thiệt hại nặng nề nhất đã quyết định ứng phó khẩn cấp với thảm họa trong 14 ngày (12-25/5). Trong thời gian ứng phó khẩn cấp, các nỗ lực sẽ tập trung vào việc tìm kiếm và sơ tán nạn nhân, sửa chữa nhà cửa của người dân. Hiện một số thiết bị hạng nặng đã được triển khai tới khu vực này để nạo vét, khơi thông dòng chảy trên sông.

Ông Abdul Malik - người đứng đầu Văn phòng Tìm kiếm và cứu hộ ở Padang, thành phố thủ phủ tỉnh Tây Sumatera - nói giới chức địa phương đã phải vật lộn để đưa máy kéo và các thiết bị hạng nặng khác đến khu vực trên qua những con đường bị nước lũ cuốn trôi sau khi lũ quét bao phủ với bùn và đất đá.

Hàng trăm cảnh sát, binh lính và người dân đã dùng tay, xẻng và cuốc đào bới đống đổ nát vì mưa, đường bị hư hỏng và bùn dày đã cản trở tiến trình của họ.

Ông Malik thông tin: "Khu vực bị tàn phá rất rộng lớn và phức tạp, chúng tôi rất cần thêm máy xúc và máy bơm bùn".

Theo Trung tâm Dữ liệu, Thông tin và Truyền thông Thảm họa, thuộc Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia Indonesia, tính đến 13h ngày 13/5, tổng số nạn nhân thiệt mạng do thảm họa lũ quét ở khu vực núi Marapi, Tây Sumatra đã lên tới 43 người. Trong số này, có 39 thi thể đã được xác định danh tính. Ngoài ra, hiện vẫn còn 17 người đang mất tích.

Cùng chuyên mục

YouTuber cực đoan đang gây bất ổn xã hội Hàn Quốc
Hành vi cực đoan của các YouTuber không phải là mới xuất hiện ở Hàn Quốc, nhưng vụ bạo lực mới nhất cho thấy nền chính trị của Hàn Quốc đã bị “ô nhiễm” bởi những lời nói và hành động liều lĩnh của nhóm người này.

Tin mới

Dừng lưu thông và truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc
Đây là yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngay sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai về 5 trường hợp đang cấp cứu, điều trị tại Trung tâm do ngộ độc methanol, trong đó có một trường hợp từ Thái Nguyên và bốn trường hợp từ Thường Tín, Hà Nội cùng uống một loại rượu từ Thái Nguyên.