Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 12/05/2024 11:55 (GMT+7)

Nhật Bản dự kiến tiêu hủy 77% số thuốc dự trữ điều trị COVID-19

Dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 11/5 cho thấy nước này chuẩn bị tiêu hủy 77% số thuốc uống điều trị COVID-19 mà họ đã mua trong thời kỳ đại dịch trong bối cảnh đến nay số thuốc này vẫn chưa được sử dụng.

Nhật Bản dự kiến tiêu hủy 77% số thuốc dự trữ điều trị COVID-19

Nhật Bản đã dự phòng số thuốc uống đảm bảo cho 5,6 triệu người nhưng cho đến nay vẫn còn số thuốc tương đương cho 4,3 triệu người vẫn chưa được sử dụng. Các loại thuốc còn lại gồm viên Xocova do Shionogi & Co. sản xuất, viên nang Lagevrio do Merck & Co. sản xuất và viên Paxlovid do Pfizer Inc. sản xuất, ước tính trị giá 300 tỷ yen (1,93 tỷ USD), dự kiến sẽ bị tiêu hủy khi hết hạn sử dụng.

Chuyên gia Ataru Igarashi, Giáo sư tại Đại học Tokyo, cho biết rất khó để dự đoán chính xác số lượng thuốc cần thiết khi tình hình đang diễn biến phức tạp. Ông Igarashi nói: “Tình trạng thiếu thuốc sẽ khiến sức khỏe con người gặp nguy hiểm và dự trữ quá nhiều sẽ dẫn đến tổn thất tài chính".

Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, Nhật Bản đã mua dự trữ thuộc Xocova cho 2 triệu người, thuốc Lagevrio cho 1,6 triệu người và thuốc Paxlovid cho 2 triệu người. Số tiền trả cho việc mua thuốc này chưa được tiết lộ.

Tính toán sử dụng dữ liệu có sẵn công khai về khối lượng mua hàng và giao thuốc cho thấy Nhật Bản vẫn giữ thuốc Xocova cho 1,77 triệu người, thuốc Lagevrio cho 780.000 người và thuốc Paxlovid với 1,75 triệu (tính đến cuối tháng 3 vừa qua). Dự tính giá trị lượng thuốc cho mỗi người có giá 52.000 yen với thuốc Xocova, 94.000 yen với thuốc Lagevrio và 99.000 yen với thuốc Paxlovid.

Nhật Bản đã tiêu hủy 240 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 sau khi ban đầu ký hợp đồng mua 930 triệu liều và sau đó hủy bỏ một số lượng lớn. Bộ Y tế Nhật Bản đã thông báo với Quốc hội rằng số vaccine bị tiêu hủy trị giá 665,3 tỷ yen.

Cùng chuyên mục

YouTuber cực đoan đang gây bất ổn xã hội Hàn Quốc
Hành vi cực đoan của các YouTuber không phải là mới xuất hiện ở Hàn Quốc, nhưng vụ bạo lực mới nhất cho thấy nền chính trị của Hàn Quốc đã bị “ô nhiễm” bởi những lời nói và hành động liều lĩnh của nhóm người này.

Tin mới

Dừng lưu thông và truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc
Đây là yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngay sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai về 5 trường hợp đang cấp cứu, điều trị tại Trung tâm do ngộ độc methanol, trong đó có một trường hợp từ Thái Nguyên và bốn trường hợp từ Thường Tín, Hà Nội cùng uống một loại rượu từ Thái Nguyên.