Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 15/11/2023 08:05 (GMT+7)

Indonesia: Thủ đô Jakatar hạn chế người dân sử dụng nước ngầm

Indonesia sẽ hạn chế người dân sử dụng nước ngầm để ngăn chặn hiện tượng sụt lún đất đang đe dọa thủ đô Jakarta.

Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia mới đây đã yêu cầu các hộ gia đình sử dụng hơn 100 m3 nước mỗi tháng phải có giấy phép. Hầu hết các gia đình tại Jakarta chỉ sử dụng khoảng 30 m3 một tháng.

Dù vậy, các nhà chức trách Indonesia vẫn ban hành quy định nhằm khống chế việc sử dụng nước ngầm, vốn đang gây ra tình trạng sụt lún đất đã được ghi nhận ở nhiều khu vực trên bờ biển phía bắc đảo Java.

tm-img-alt
Một phụ nữ lấy nước giếng rửa bát ở Cilincing, Jakarta, thủ đô Indonesia. Ảnh: CNA.

Động thái này nhằm đảm bảo các thế hệ tương lai vẫn có thể tiếp cận nguồn nước ngầm và ngăn chặn tình trạng sút lún tại các thành phố như Jakarta, nơi đã chứng kiến một số khu vực chìm sâu tới 4 m từ năm 1997 đến năm 2005.

Trong khoảng 3 năm nữa, chính phủ Indonesia cũng sẽ bắt đầu áp dụng hình phạt đối với những người sử dụng nước ngầm mà không có giấy phép. Những hộ nông dân không liên kết với hệ thống tưới tiêu vẫn được miễn yêu cầu về giấy phép, miễn là họ sử dụng ít hơn 2 lít nước/giây cho mỗi gia đình.

Hoàn cảnh khó khăn của Jakarta là một trong những nguyên nhân chính khiến Tổng thống Joko Widodo lkế hoạch chuyển trụ sở hành chính đến thủ đô mới ở trung tâm đảo Borneo.

Indonesia bắt đầu xây dựng thủ đô mới Nusantara vào giữa năm 2022, sau khi ông Widodo tuyên bố rời đô khỏi Jakarta.

Kế hoạch xây dựng thủ đô mới là rất lớn. Các quan chức Indonesia khuyến khích việc tạo ra một thành phố xanh tương lai tập trung vào rừng, công viên và sản xuất thực phẩm sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, quản lý chất thải “thông minh” và các tòa nhà xanh.

Khoảng 7.000 công nhân xây dựng đang dọn dẹp, cày xới và xây dựng giai đoạn đầu đại công trường này. Việc xây dựng các công trình trọng điểm, như dinh tổng thống, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 8 năm 2024.

Cùng chuyên mục

Tốc độ "xanh hoá" tại Nam Cực ở ngưỡng báo động
Một số vùng Nam Cực băng giá đang hình thành thảm thực vật xanh mướt với tốc độ đáng báo động trong bối cảnh khu vực này cũng bị tác động từ các đợt sóng nhiệt, dấy lên mối lo ngại về sự thay đổi cảnh quan trên lục địa rộng lớn này.

Tin mới