Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 02/10/2023 11:36 (GMT+7)

Indonesia vận hành tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á

Ngày 2/10, Indonesia sẽ chính thức đưa vào hoạt động tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á, giúp nối liền 2 thành phố lớn nhất của đất nước này.

Theo đài CNN, chuyến tàu cao tốc "viên đạn" (bullet train) đầu tiên ở Đông Nam Á đã đi vào phục vụ tại Indonesia. Đây là tuyến dịch vụ đường sắt chạy với vận tốc 350km/h, sẽ kết nối hai thành phố lớn nhất của đất nước.

Là một phần của sáng kiến ​​cơ sở hạ tầng "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc và phần lớn được tài trợ bởi các công ty nhà nước Trung Quốc, dự án trị giá 7,3 tỷ USD này đã mở cửa phục vụ công chúng vào ngày 1/10, sau một loạt trì hoãn và trục trặc.

Chuyến tàu sẽ đi lại giữa thủ đô Jakarta và Bandung ở Tây Java, thành phố lớn thứ hai của Indonesia và là một trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn trong 45 phút, so với trước kia là 3 giờ.

Tuyến đường sắt cao tốc dài 138 km, có tên chính thức là WHOOSH – viết tắt của “tiết kiệm thời gian, vận hành tối ưu, hệ thống tin cậy” trong tiếng Indonesia. Nó chạy bằng điện, không phát thải carbon trực tiếp và di chuyển với tốc độ khoảng 350km/h. Các quan chức cho biết, vận tốc này của tàu "viên đạn" sẽ cắt giảm thời gian di chuyển giữa Jakarta và Bandung từ ba tiếng xuống dưới một tiếng.

Được giám sát bởi liên doanh nhà nước PT Kereta Cepat Indonesia Trung Quốc (PT KCIC), tuyến đường sắt cao tốc mới nối giữa nhà ga Halim ở Đông Jakarta và ga Padalarang ở Tây Bandung, và được kết nối tốt với hệ thống giao thông công cộng địa phương.

tm-img-alt
Tàu cao tốc Jakarta - Bandung tại nhà ga Tegalluar ở Tây Java (Ảnh: Bloomberg).

Các quan chức Indonesia cho biết thêm, các đoàn tàu này đã được điều chỉnh để phù hợp với khí hậu nhiệt đới của Indonesia, được trang bị hệ thống an toàn có thể ứng phó với động đất, lũ lụt và các tình trạng khẩn cấp khác.

Giám đốc PT KCIC Dwiyana Slamet Riyadi phát biểu với các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc tại một buổi lễ hồi đầu tháng 9 rằng, hiện đang diễn ra các cuộc đàm phán để mở rộng tuyến đường cao tốc trên tới Surabaya - một cảng lớn và thủ phủ của tỉnh Đông Java.

Điểm dừng tại các thành phố lớn khác như Semarang và Yogyakarta, cửa ngõ vào Borobudur – ngôi chùa Phật giáo lớn nhất thế giới – cũng đang được lên kế hoạch, ông Dwiyana cho biết.

Theo thông tin do PT KCIC công bố, tàu cao tốc viên đạn có 8 toa – tất cả đều được trang bị cổng sạc Wi-Fi và USB – và có sức chứa 601 hành khách. Tàu có ba hạng ghế – hạng nhất, hạng hai và VIP.

Tuy nhiên, giá vé của tuyến đường sắt cao tốc này vẫn chưa được công bố. Theo PT KCIC dự tính, giá vé một chiều đối với mỗi hành khách sẽ dao động từ 250.000 rupiah (khoảng 16 USD) đến 350.000 rupiah (hơn 22 USD).

Riêng tuyến tàu đi đến thành phố Bandung, hành khách sẽ phải đi thêm một chuyến tàu trung chuyển nữa từ nhà ga Padalarang kéo dài 20 phút và mất thêm một chiếc vé khoảng 50.000 rupiah (hơn 3 USD).

Indonesia, quốc gia lớn thứ tư thế giới và nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đã tích cực và công khai thu hút đầu tư từ Trung Quốc, đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của nước này.

Thỏa thuận về tuyến tàu viên đạn đã được ký kết lần đầu tiên vào năm 2015 trong khuôn khổ Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc và hoạt động thi công bắt đầu vào cuối năm đó.

Ban đầu dự án dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2019 nhưng đã phải đối mặt với nhiều lần trì hoãn do đại dịch COVID-19 cũng như thủ tục giải tỏa mặt bằng và chi phí tăng vọt.

Giám đốc PT KCIC Dwiyana ca ngợi tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung là một "ví dụ nổi bật về hợp tác song phương giữa Indonesia và Trung Quốc”. Ông nói: Nó sẽ không chỉ cải thiện cơ sở hạ tầng của Indonesia mà còn “thúc đẩy sự phát triển của ngành đường sắt và sản xuất của Indonesia”.

Không chỉ dừng lại ở dự án này, các cơ quan chức năng của Indonesia và đối tác đang đàm phán để mở rộng tuyến đường sắt cao tốc tới Surabaya, một cảng lớn và thủ phủ của tỉnh Đông Java.

Cùng chuyên mục

Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.

Tin mới

Xử lý ra sao nếu đến muộn phỏng vấn ở công ty Nhật?
Văn hóa đúng hẹn trong các công ty Nhật luôn là chủ đề mà bất kỳ ứng viên nào khi tìm việc cũng cần lưu ý, nhất là trong buổi phỏng vấn. Muộn phỏng vấn mặc dù không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không biết cách xử lý sẽ khiến bạn bị mất ngay lập tức cơ hội vào vòng tiếp theo.