Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 18/11/2024 06:58 (GMT+7)

Kết luận thanh tra tại BIDV Sóc Trăng bị tẩy xoá nhiều nội dung

Cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sóc Trăng phát hiện hàng loạt vi phạm trong quá trình hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV chi nhánh Sóc Trăng. Tuy nhiên, Kết luận thanh tra khi được công khai đã bị tẩy xoá ở nhiều trang quan trọng.

Chuyển tiền lòng vòng

BIDV Sóc Trăng được thành lập năm 1992 trên cơ sở chia tách chi nhánh BIDV Hậu Giang thành BIDV Cần Thơ và BIDV Sóc Trăng. Hiện nay, trụ sở chi nhánh BIDV Sóc Trăng nằm trên đường Trần Hưng Đạo, P.3, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng với mạng lưới hoạt động gồm 7 phòng giao dịch. Người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Hữu Thành – Giám đốc chi nhánh.

Kết luận thanh tra tại BIDV Sóc Trăng bị tẩy xoá nhiều nội dung ảnh 1
BIDV Sóc Trăng nằm trên đường Trần Hưng Đạo, P.3, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng với mạng lưới hoạt động gồm 7 phòng giao dịch.

Tại thời điểm cuối năm 2023, tổng nguồn vốn hoạt động của BIDV Sóc Trăng hơn 7.000 tỷ đồng, tăng gần 1.275 tỷ đồng so với cuối năm 2022. Nguồn vốn huy động trên 4.000 tỷ đồng, tăng trên 281 tỷ đồng so với cuối năm 2022 (tăng 7,55%). Tổng dư nợ cho vay cao hơn 6.966 tỷ đồng, tăng hơn 1.282 tỷ đồng so với cuối năm 2022 (tăng 22,6%). Nợ xấu ghi nhận ở mức 70 tỷ đồng, giảm hơn 10 tỷ đồng so với cuối năm 2022 (giảm 13,6%).

Số liệu báo cáo của BIDV Sóc Trăng cung cấp cho Đoàn thanh tra, kết quả kinh doanh biến động không đều qua từng năm. Theo đó, lợi nhuận năm 2021 trên 109 tỷ đồng, năm 2022 tăng lên ở mức hơn 129 tỷ đồng nhưng đến năm 2023 giảm xuống chỉ còn khoảng 83 tỷ đồng.

Cơ quan thanh tra tiến hành chọn mẫu 387 hồ sơ với tổng dư nợ hơn 3.280 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 47,1% so với tổng dư nợ cho vay của BIDV Sóc Trăng tại thời điểm cuối năm 2023. Kết qua cho thấy, bên cạnh những hồ sơ cơ bản tuân thủ, chấp hành đúng quy định thì hoạt động cho vay của ngân hàng còn một số tồn tại, hạn chế, vi phạm.

Trong đó, công tác thẩm định cho vay sơ sài, thiếu chặt chẽ, thiếu thông tin, tài liệu chưa sát với thực tế (như: doanh thu, giá cả hàng hoá, dịch vụ cao bất thường… chứng từ, sổ sách, hoá đơn, tờ khai thuế…); hoạt động kinh doanh của khách hàng có dấu hiệu bất thường nhưng chưa phân tích làm rõ… với 59 hồ sơ, dư nợ gần 500 tỷ đồng.

Kết luận thanh tra tại BIDV Sóc Trăng bị tẩy xoá nhiều nội dung ảnh 2
Tình hình hoạt động của BIDV trong thời kỳ thanh tra.

BIDV Sóc Trăng thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn không chặt chẽ, chưa có biện pháp kiểm tra, giám sát hiệu quả dẫn đến người vay sử dụng không đúng mục đích mà ngân hàng không phát hiện với tổng số hồ sơ liên quan là 43, dư nợ trên 317 tỷ đồng.

Trong đó, thanh tra xác định có tình trạng khách hàng hoặc nhóm khách hàng có mối quan hệ gia đình, thân thuộc, đồng nghiệp sử dụng nhiều tài khoản thanh toán tại các ngân hàng thương mại chuyển tiền lòng vòng. Mục đích cuối cùng là trả nợ vay của chính khách hàng hoặc cá nhân khác trong nhóm tại BIDV Sóc Trăng (hoặc ngân hàng thương mại khác)…

Ngoài ra, BIDV Sóc Trăng chưa kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo đảm định kỳ với dư nợ gần 18 tỷ đồng. Việc phân kỳ trả nợ không phù hợp với chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh… tiềm ẩn rủi ro khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, ảnh hưởng khả năng thu hồi nợ, với dư nợ hơn 3,7 tỷ đồng…

Ngoài ra, BIDV Sóc Trăng còn để một số trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán có hạn mức cho vay lớn nhưng ngân hàng không kiểm soát; hồ sơ bảo lãnh không đầy đủ và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh quá thời hạn quy định… và nhiều tồn tại, hạn chế, vi phạm khác.

Tẩy xoá nhiềunội dung

Việc thanh tra tại BIDV Sóc Trăng được thực hiện theo Quyết định số 45 của Quyền Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sóc Trăng. Thời gian thanh tra từ 5/4/2024 – 11/6/2024. Thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2021 – 31/12/2023.

Ngày 9/8/2024, Kết luận thanh tra số 132 được ông Trương Công Kích - Quyền Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sóc Trăng ký ban hành. Hơn một tháng sau, kết luận thanh tra được công khai. Tuy nhiên lúc này, nhiều thông tin, nội dung tại nhiều trang đã bị tẩy xoá.

Kết luận thanh tra tại BIDV Sóc Trăng bị tẩy xoá nhiều nội dung ảnh 3
Kết luận thanh tra của BIDV Sóc Trăng bị tẩy xoá nhiều nội dung.

Hành động tẩy xoá nội dung bắt đầu tại trang số 4 trở về cuối kết luận dài 23 trang. Đơn cử như tại trang số 6 và 7 xác định việc kiểm tra giám sát sử dụng vốn, thể hiện: “Nhóm khách hàng có liên quan đến ông (tên đã bị xoá - PV)… nhân viên tại BIDV Sóc Trăng, dư nợ 6.088 tỷ đồng, ông (tên đã bị xoá - PV) cha ruột dư nợ 16 tỷ đồng, bà (tên đã bị xoá – PV) mẹ ruột dư nợ 16 tỷ đồng, bà (tên đã bị xoá – PV) mẹ vợ dư nợ 4 tỷ đồng…”. Liên quan đến nhân viên này của BIDV Sóc Trăng còn có em vợ, chị vợ và đồng nghiệp tại BIDV…

Hàng loạt vị phạm khác của BIDV Sóc Trăng được nêu trong kết luận thanh tra cũng bị tẩy xoá tương tự, ví dụ như: “Thư bảo lãnh có số Ref: GI23B12569, phát hành ngày 14/2/2023, bên được bảo lãnh là (tên đã bị xoá – PV), CIF: 678795, giá trị bảo lãnh là 5 tỷ đồng…”.

Tại trang số 19 và 20 xác định trách nhiệm để xảy ra các tồn tại trong hoạt động của BIDV Sóc Trăng cũng bị tẩy xoá hàng loạt, như: “Phê duyệt: ông (tên đã bị xoá – PV) – Giám đốc Chi nhánh, ông (tên đã bị xoá – PV) – Phó Giám đốc chi nhánh (đã nghỉ hưu), ông (tên đã bị xoá – PV) – Phó Giám đốc chi nhánh”, cùng nhiều Giám đốc phòng giao dịch, nhân viên của BIDV Sóc Trăng…

Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sóc Trăng kiến nghị BIDV Sóc Trăng họp, công khai nội dung kết luận nhằm kiểm điểm, rút kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại, hạn chế, vi phạm đã nêu. Tuỳ theo tính chất, mức độ mà BIDV Sóc Trăng quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định hình thức kỷ luật với tập thể cá nhân liên quan.

Hạn chót để BIDV và BIDV Sóc Trăng thực hiện kết luận thanh tra là ngày 31/12/2024.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra

Luật Thanh tra 2022 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra bao gồm:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; lạm quyền trong quá trình tiến hành thanh tra.

- Thanh tra không đúng thẩm quyền, không đúng với nội dung quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt.

- Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật phải tiến hành thanh tra; bao che cho đối tượng thanh tra; cố ý kết luận sai sự thật; kết luận, quyết định, xử lý trái pháp luật; không kiến nghị khởi tố và chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua thanh tra đến cơ quan điều tra để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.

- Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ trong hoạt động thanh tra.

- Tiết lộ thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra khi kết luận thanh tra chưa được công khai.

- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra; tác động làm sai lệch kết quả thanh tra, kết luận, kiến nghị thanh tra.

- Không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp không kịp thời, không đầy đủ, không trung thực, thiếu chính xác; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.

- Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người tiến hành thanh tra, người thực hiện giám sát, người thực hiện thẩm định, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.

- Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.

Cùng chuyên mục

OCB Đồng Nai dính vi phạm khi mua lại trái phiếu doanh nghiệp đã bán
Cơ quan thanh tra yêu cầu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông chi nhánh Đồng Nai (OCB Đồng Nai) thu thập đầy đủ các chứng từ liên quan trái phiếu doanh nghiệp; nếu không bổ sung được thì thu hồi khoản đầu tư và quy trách nhiệm cho tập thể, cá nhân liên quan nếu gây thất thoát tài sản OCB.
Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép giao dịch qua sàn forex
Trả lời chất vấn đối với lĩnh vực ngân hàng sáng ngày 11/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép cho một sàn giao dịch forex nào, người dân giao dịch tại các sàn này sẽ có hệ lụy bị lừa đảo.
SeABank lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh là Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu
Ngày 08/08/2024, tại Lễ công bố và vinh danh giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024 (VOBA), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tự hào được vinh danh ở hạng mục Ngân hàng có Sản phẩm Dịch vụ Sáng tạo Tiêu biểu dành cho ứng dụng Ngân hàng điện tử cho khách hàng doanh nghiệp - SeAMobile Biz. Đây là lần thứ 4 liên tiếp SeABank được vinh danh trong hệ thống giải thưởng này.

Tin mới

Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...