Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 15/03/2020 03:30 (GMT+7)

Khắc phục tình trạng quá nhiều lực lượng kiểm tra, xử lý vi phạm trên đường

LSVNO – Để khắc phục tình trạng có quá nhiều lực lượng kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên đường thì nên quy định theo hướng giao lực lượng Cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm chủ yếu trong công tác này.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về Đề nghị xây dựng Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Đề nghị xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Thông báo nêu rõ, về Đề nghị xây dựng Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), trước mắt, giữ nguyên phạm vi điều chỉnh như Luật Giao thông đường bộ hiện hành.

Bộ Giao thông vận tải tiếp tục đánh giá tác động đầy đủ, toàn diện, trong đó có đánh giá tác động về mặt lập pháp, đối với các nội dung quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phân định rõ nội dung quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực giao thông và quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Đồng thời, xác định rõ hơn việc phân công trách nhiệm của Bộ Công an và các lực lượng có liên quan trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Tiến tới lực lượng CSGT sẽ chịu trách nhiệm chủ yếu kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên đường.

Để khắc phục tình trạng có quá nhiều lực lượng kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên đường thì nên quy định theo hướng giao lực lượng Cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm chủ yếu trong công tác này.

Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chỉnh lý, hoàn thiện Hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), phối hợp với Bộ Tư pháp để tổng hợp vào Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 (trình Quốc hội dự án Luật trong năm 2020) để kịp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đúng tiến độ theo quy định.

Về Đề nghị xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, về cơ bản, Phó Thủ tướng  đồng ý về sự cần thiết xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần cân nhắc phạm vi và mức độ điều chỉnh của dự án Luật này đối với các vấn đề về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong nội dung điều chỉnh của dự án Luật giao thông đường bộ (sửa đổi), cũng như của hệ thống pháp luật nói chung, tránh chồng chéo, trùng lắp. Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) có thể cân nhắc quy định một số vấn đề về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (trên cơ sở Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt). Khi xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ kế thừa nội dung này của Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và bổ sung thêm các chính sách, nội dung cần thiết phục vụ yêu cầu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phù hợp với chức năng, thẩm quyền của Bộ Công an.

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, làm rõ hơn sự cần thiết, các đề xuất chính sách, đánh giá tác động đầy đủ, toàn diện, bảo đảm đúng các yêu cầu lập pháp theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trình Chính phủ xem xét, quyết định vào cuối năm 2020 để đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về Đề nghị xây dựng Luật Lực lượng trị an cơ sở.

Thông báo kết luận nêu rõ, Phó Thủ tướng đồng ý về sự cần thiết xây dựng Luật Lực lượng trị an cơ sở.

Về nội dung Đề nghị xây dựng Luật, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an lưu ý, cần xác định lại tên gọi của Luật cho phù hợp hơn. Có thể lấy tên là Luật về các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; xác định rõ tính chất, vị trí, vai trò của các lực lượng trong việc tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở và vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, của lực lượng Công an đối với các lực lượng này. Trên cơ sở đó, quy định cơ chế phát huy quyền làm chủ, sự tự nguyện của nhân dân ở cơ sở tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của chính quyền địa phương.

Tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn tính hợp lý, tính khả thi, dự báo của nội dung, các giải pháp và điều kiện bảo đảm thực hiện các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật, tạo sự đồng thuận cao giữa các bộ, ngành liên quan, nhất là đối với Chính sách 4 (xác định cụ thể việc bảo đảm điều kiện hoạt động cụ thể cho các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở do địa phương tự cân đối kết hợp với huy động nguồn lực trong nhân dân, phát huy tính tự quản gắn với đẩy mạnh thực hiện hình thức tự quản ở cộng đồng dân cư dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý của chính quyền).

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an nghiên cứu, đề xuất quy định theo hướng không đưa lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp vào phạm vi điều chỉnh của dự án Luật (để tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành).

Phạm vi điều chỉnh của dự án Luật liên quan đến nhiều luật và văn bản dưới luật. Do vậy, Bộ Công an cần rà soát, đánh giá tác động đầy đủ, toàn diện các vấn đề liên quan đến xã hội, các quy định của pháp luật hiện hành đang điều chỉnh các vấn đề liên quan đến nội dung các chính sách dự kiến của Đề nghị xây dựng Luật để đề xuất hướng xử lý cho phù hợp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, không để chồng chéo, trùng lắp hoặc mâu thuẫn.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công an tiếp thu các ý kiến tham gia, khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện Hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật bảo đảm chất lượng; gửi Bộ Tư pháp thẩm định; trình Chính phủ xem xét, đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội cho bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

https://lsvn.vn/khac-phuc-tinh-trang-qua-nhieu-luc-luong-kiem-tra-xu-ly-vi-pham-tren-duong.html

Cùng chuyên mục

Chiêu lừa cũ dụ dỗ nhiều nạn nhân mới
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến cáo, để tự bảo vệ mình, người dùng trước hết phải nâng cao cảnh giác, phải rất thận trọng trước các lời đề nghị hoặc giới thiệu tham gia các chương trình/ hội nhóm từ các cuộc gọi có nguồn gốc không rõ ràng.
Khởi tố điều tra vụ chìm tàu kéo, lật sà lan trên vùng biển Lý Sơn
Ngày 17/5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Quảng Ngãi) đã có quyết định khởi tố vụ án tai nạn đường thủy làm 4 người chết, 5 người mất tích về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy" theo Điều 272, Bộ luật Hình sự.

Tin mới

Chiêu lừa cũ dụ dỗ nhiều nạn nhân mới
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến cáo, để tự bảo vệ mình, người dùng trước hết phải nâng cao cảnh giác, phải rất thận trọng trước các lời đề nghị hoặc giới thiệu tham gia các chương trình/ hội nhóm từ các cuộc gọi có nguồn gốc không rõ ràng.
Trường đại học phải xét tuyển tất cả phương thức đã công bố
Một trong những yêu cầu quan trọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các cơ sở giáo dục đại học trong kỳ tuyển sinh năm 2024 là trong trường hợp các trường sử dụng nhiều phương thức, tổ hợp xét tuyển thì phải tổ chức xét tuyển tất cả các phương thức, tổ hợp xét tuyển cho thí sinh theo đề án đã công bố.
Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?
Khi bị sốt siêu vi, bạn sẽ mất cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, chế độ ăn uống có thể giúp tình trạng sốt siêu vi giảm các triệu chứng và giúp người bệnh mau hồi phục. Vậy sốt siêu vi nên ăn gì và không nên ăn gì?
Sẽ có đề thi riêng cho thí sinh trượt tốt nghiệp THPT năm 2024
Chỉ còn hơn một tháng nữa sẽ diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024. Đây chính là khoảng thời gian các thí sinh cần tận dụng tối đa để ôn tập, chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi quan trọng này. Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn chuyển giao giữa chương trình cũ và mới, đã có không ít học sinh và phụ huynh lo lắng, nếu không may trượt tốt nghiệp THPT thì việc thi lại sẽ phải làm thế nào?
Trải nghiệm phòng tập đẳng cấp cùng Unity Fitness
Xu hướng tập GYM và rèn luyện thể chất ngày càng phổ biến trong xã hội với hàng loạt phòng tập ra đời trên khắp cả nước. Từ các khu chung cư, trung tâm thương mại, khu liền kề, khu phố… Tuy nhiên, để lựa chọn được phòng tập uy tín, đẳng cấp, tiện nghi và giá cả hợp lý chưa bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng.
Các trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán cũng như nêu rõ các trường hợp bị phong tỏa tài khoản thanh toán.