Không đảm bảo phòng cháy chữa cháy, quán karaoke sẽ bị xử phạt thế nào?
Pháp luật quy định thế nào về phòng cháy, chữa cháy đối với quán karaoke? Việc không đảm bảo phòng cháy chữa cháy, quán karaoke sẽ bị xử phạt ra sao?
Điều kiện kinh doanh quán karaoke?
Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, căn cứ Phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2020, kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường là một trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Đây cũng là quy định được nêu tại khoản 1, Điều 3, Nghị định 54/2020/NĐ-CP. Cụ thể:
Điều 3. Nguyên tắc kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường
1. Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường sau khi được cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh và bảo đảm các điều kiện theo quy định của Nghị định này, các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, điều kiện để được mở quán karaoke được nêu tại Điều 4, Nghị định 54/2019/NĐ-CP gồm:
- Được thành lập theo hình thức là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.
- Đảm bảo điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh trật tự.
- Diện tích của phòng hát phải đáp ứng tối thiểu từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ.
- Bên trong phòng hát không được đặt chốt cửa hoặc thiết bị báo động trừ thiết bị báo cháy nổ.
Như vậy, có thể thấy, quy định về đảm bảo phòng cháy chữa cháy quán karaoke là một trong những điều kiện để được kinh doanh dịch vụ karaoke.
Quán karaoke phải tuân thủ quy định phòng cháy chữa cháy thế nào?
Hiện nay, quy định về phòng cháy chữa cháy quán karaoke đang được nêu tại Điều 5, Thông tư 147/2020/TT-BCA quy định biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường. Cụ thể:
Điều kiện
- Cao ≥ 03 tầng hoặc tổng khối tích ≥ 1.000m3:
Có nội quy, biển cấm, biển cáo, biển chỉ dẫn/sơ đồ phòng cháy chữa cháy, thoát nạn;
Có lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở được huấn luyện nghiệp vụ sẵn sàng chữa cháy tại chỗ;
Có phương án chữa cháy được phê duyệt;
Có hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, cấp nước…
Có giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm quyệt thiết kế và chấp thuận két quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy…
- Cao < 03 tầng hoặc tổng khối tích < 1.000m3: Có nội quy, biển cấm, biển cáo, biển chỉ dẫn/sơ đồ phòng cháy chữa cháy, thoát nạn; Có phương án chữa cháy được phê duyệt; Có hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện…
- Trong nhà cao tầng, nhà đa năng: Có nội quy, biển cấm, biển cáo, biển chỉ dẫn/sơ đồ phòng cháy chữa cháy, thoát nạn; Dùng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt đảm bảo; Cử người tham gia đội phòng cháy chữa cháy cơ sở; Phối hợp thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy.
Thiết kế
- Đối tượng: Quán karaoke cao ≥ 03 tầng hoặc tổng khối tích ≥ 1.500m3; nằm trong nhà.
- Thiết kế:
Liền kề với công trình khác: Tường ngoài là tường ngăn cháy loại 1 (nhà có bậc chịu lửa I, II, III); loại 2 (nhà có bậc chịu lửa IV).
Quán karaoke cao nhất là không quá 16 tầng; cho phép bố trí trong tầng hầm 01 hoặc tầng bán hàm khi tổng diện tích không lớn hơn 300m2 và có ít nhất 02 lối thoát nạn trực tiếp ra ngoài.
Trong một gian phòng, một tầng hoặc một nhà phải có hệ số sàn là 01m2/người.
Biển quảng cáo là vật liệu không cháy, được lắp không che kín toàn bộ nhà, công trình, lối thoát nạn, ban công. Nếu là biển ngang thì đảm bảo mỗi tầng chỉ đặt một biển cao ≤ 02m, ngang không vượt quá chiều ngang mặt tiền công trình; mặt ngoài nhô ra khỏi tường ≤ 0,2m. Biển dọc thì ngang ≤ 01m, cao ≤ 04m không vượt quá chiều cao của tầng đặt biển, mặt ngoài nhô ra khỏi tường ≤ 0,2m.
Hệ thống chiếu sáng là nguồn điện riêng, có cầu dao, aptomat bảo vệ, không để hàng hoá dễ cháy dưới/gần chỗ đặt biển quảng cáo. Đèn chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn có ở tùng gian phòng hát.
Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng phương tiện phòng cháy chữa cháy; chuông, đèn báo cháy hành lang tầng, chuông báo cháy có ở trong từng gian phòng; hệ thống báo cháy liên động để tự động ngắt hệ thống điện của dàn âm thanh trong các phòng hát khi hệ thống báo cháy hoạt động nếu có sự cố, nổ xảy ra.
Mỗi tầng của nhà, mỗi phòng có diện tích > 50m2 phải có ít nhất 02 lối thoát nạn. Nếu số người đồng thời không quá 20 người/tầng thì có phép mỗi tầng có 01 lối thoát nạn.
Cửa phòng quán karaoke phải mở theo chiều thoát nạn…
Không đảm bảo phòng cháy chữa cháy, quán karaoke bị phạt ra sao?
Xử phạt hành chính
Nếu cơ sở karaoke vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy thì bị phạt hành chính theo Điều 44, Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
Xử lý hình sự
Luật sư cho biết, trong trường hợp nguyên nhân của vụ cháy và các thiệt hại đã xảy ra là do cơ sở kinh doanh karaoke đã không tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định pháp luật về an toàn, phòng chống cháy nổ thì chủ cơ sở có thể bị truy cứu trách nhiệm hình về tội "Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy" (Điều 313, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017), với loại và mức hình phạt quy định cho tội danh này là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 12 năm.
Bên cạnh đó, nếu bị kết luận có lỗi gây ra vụ cháy thì chủ cơ sở kinh doanh karaoke còn có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại về sức khỏe và tính mạng cho các nạn nhân theo quy định tại các Điều 584, Điều 585, Điều 590 và Điều 591, Bộ luật Dân sự 2015.