Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 15/07/2023 12:59 (GMT+7)

Không kê khai giá nhiều loại TPCN, Dược phẩm Nhất Nhất đang 'móc túi' người tiêu dùng?

Dù có tới vài chục sản phẩm nằm trong Danh mục thực phẩm chức năng (TPCN) dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện kê khai giá, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất hoàn toàn chưa thực hiện kê khai giá cho bất kỳ sản phẩm nào. Bất chấp các quy định, những sản phẩm này được Dược phẩm Nhất Nhất “vô tư” bán tràn lan ra thị trường, thu về nguồn lợi rất lớn…

Thông tin từ Cục ATTP (Bộ Y tế), từ năm 2019 tới nay, Công ty TNHH Dược phẩm có tới 37 sản phẩm TPCN thuộc diện kê khai giá.
Thông tin từ Cục ATTP (Bộ Y tế), từ năm 2019 tới nay, Công ty TNHH Dược phẩm có tới 37 sản phẩm TPCN thuộc diện kê khai giá.

Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất có địa chỉ tại 6A/508 đường Láng (phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội). Tự nhận có sứ mệnh gìn giữ và phát huy hiệu quả các bài thuốc bí truyền Việt Nam, với tầm nhìn trở thành công ty dẫn đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, phân phối dược phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe; Dược phẩm Nhất Nhất khẳng định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này gắn liền với trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, sự thật liệu có phải như vậy?

Theo các quy định hiện hành, thương nhân sản xuất, nhập khẩu sữa và TPCN dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc Danh mục do Bộ Y tế ban hành phải thực hiện đăng ký giá với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Thông tư số 08/2017/TT-BCT trong thời gian Nhà nước thực hiện bình ổn giá bằng biện pháp đăng ký giá.

Không kê khai giá nhiều loại TPCN, Dược phẩm Nhất Nhất đang 'móc túi' người tiêu dùng? ảnh 1
Hàng loạt sản phẩm TPCN “nổi tiếng” được nhiều người tìm mua và thường có lượng tiêu thụ lớn trên thị trường của Dược phẩm Nhất Nhất không được kê khai giá theo đúng các quy định.

Mức giá bán lẻ phải phù hợp với các quy định tại Luật Giá ngày 20/6/2012; Luật Thương mại ngày 14/6/2005; Nghị định 177/2013/NĐ-CP; Nghị định 149/2016/NĐ-CP và Nghị định số 95/2012/NĐ-CP. Mức giá bán lẻ phải được niêm yết và không được vượt quá mức giá bán lẻ khuyến nghị đã đăng ký.

Quá trình tìm hiểu cho thấy, theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, từ năm 2019 cho tới nay, Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất có tới 37 sản phẩm TPCN dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện kê khai giá, bao gồm những sản phẩm TPCN đã hết hạn giấy công bố sản phẩm và cả những sản phẩm có giấy công bố không thời hạn.

Điển hình trong số đó phải kể đến hàng loạt sản phẩm “nổi tiếng” được nhiều người tìm mua và thường có lượng tiêu thụ lớn trên thị trường như TPBVSK Tăng đề kháng Nhất Nhất, TPBVSK Zinc Gluconate Nhất Nhất, Men vi sinh Bio Vigor, Siro Tăng đề kháng Nhất Nhất, TPBVSK Nhất Nhất 25, Siro Nhất Nhất 25, TPBVSK Nhất Nhất 30…

Được thành lập năm 2006, trong suốt 17 năm hoạt động, Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất được nhiều người biết đến không chỉ nhờ việc “mạnh tay” đầu tư quảng cáo rầm rộ trên các phương tin thông tin đại chúng, mà còn nhờ vào hàng loạt những tai tiếng như: liên tục bị xử phạt vì vi phạm quảng cáo; quảng cáo thô tục, phản cảm; lừa dối và coi thường sức khoẻ của người tiêu dùng; bị “tố” cạnh tranh không lành mạnh; quảng cáo doạ bệnh khiến bệnh nhân lo lắng… và thậm chí là tự ý thay đổi kết quả nghiệm thu của Bộ Y tế.

Hiện tại, các sản phẩm TPCN dành cho trẻ dưới 06 tuổi của Dược phẩm Nhất Nhất đang được bán tại nhiều hệ thống nhà thuốc lớn – nhỏ trên toàn quốc với giá thành khá cao. Việc Dược phẩm Nhất Nhất không tiến hành kê khai giá đối với các loại TPCN này làm dấy lên những nỗi hoài nghi rằng mức giá bán lẻ các sản phẩm hiện nay liệu có đang vượt quá mức giá bán lẻ khuyến nghị và ngang nhiên vi phạm các quy định hay không?

Không kê khai giá nhiều loại TPCN, Dược phẩm Nhất Nhất đang 'móc túi' người tiêu dùng? ảnh 2
Với giá bán lẻ khá cao, việc Dược phẩm Nhất Nhất không kê khai giá đối với nhiều loại TPCN dành cho trẻ em dưới 06 tuổi làm dấy lên hoài nghi rằng đơn vị này liệu có đang lợi dụng sức khoẻ trẻ em để trục lợi?

Thực hiện tra cứu về thông tin sản phẩm đã kê khai giá của Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất tại Cổng thông tin điện tử của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, từ thời điểm năm 2019 tới nay, dù có tới 37 sản phẩm thuộc danh mục TPCN dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện kê khai giá, thế nhưng ở thời điểm hiện tại, hoàn toàn không có bất kỳ sản phẩm nào của Dược phẩm Nhất Nhất được tiến hành kê khai giá.

Theo các chuyên gia, hành vi bán ra thị trường những sản phẩm TPCN chưa được kê khai giá theo quy định là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tình trạng này làm dấy dấu hỏi lớn về việc liệu Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất có đang lợi dụng sức khoẻ của trẻ em, lợi dụng niềm tin và nỗi lo lắng cho con em mình của các bậc cha mẹ để bán sản phẩm chưa thực hiện kê khai giá nhằm “móc túi” người tiêu dùng hòng trục lợi bất chính?

Trước đó, Dược phẩm Nhất Nhất từng nhiều lần bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính vì vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo. Cụ thể, giữa năm 2016, Công ty này đã từng bị Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) xử phạt vi phạm hành chính 30 triệu đồng vì quảng cáo không đúng với nội dung đã đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Được biết, đây cũng là lần thứ 2 trong vòng 1 năm, Dược phẩm Nhất Nhất vi phạm thông tin về quảng cáo thuốc.

Không kê khai giá nhiều loại TPCN, Dược phẩm Nhất Nhất đang 'móc túi' người tiêu dùng? ảnh 3
Thông tin tra cứu từ Cổng thông tin điện tử của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, hoàn toàn không có bất kỳ sản phẩm nào của Dược phẩm Nhất Nhất được tiến hành kê khai giá ở thời điểm hiện tại.

Tháng 8/2020, Dược phẩm Nhất Nhất đã phải dừng phát quảng cáo dược phẩm Tonka do bị Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phản ánh gây ảnh hưởng ngành tôm. Theo đó, VASEP có văn bản gửi Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV) và Giám đốc Công ty Dược phẩm Nhất Nhất về đoạn quảng cáo dược phẩm Tonka của đơn vị này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh ngành tôm Việt Nam.

Liên quan đến sự việc trên, cuối tháng 8/2020 phía Công ty này cũng đã cho dừng quảng cáo sản phẩm để thực hiện khắc phục việc sử dụng tôm tươi minh họa “thực phẩm bẩn” trong clip quảng cáo thuốc.

Để làm rõ hơn về những vấn đề có liên quan, PV Ngày Nay đã liên hệ phía Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất, tuy nhiên hiện vẫn chưa nhận được phản hồi.

Ngày Nay sẽ tiếp tục thông tin vụ việc!

Cùng chuyên mục

Habeco thiếu tiền mặt để nộp phạt hành vi vi phạm về thuế?
Vi phạm hành chính về thuế, Habeco bị phạt, truy thu và buộc nộp đủ tiền chậm nộp tiền thuế tính đến hết ngày 3/1/2024 là 19,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại ngày 31/3/2024, lượng tiền mặt của Habeco rất thấp, không đủ để nộp toàn bộ số tiền phạt này.
Xây dựng Hòa Bình lý giải nguyên nhân lỗ thêm 333 tỷ đồng sau kiểm toán
Sự chênh lệch giữa lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi được kiểm toán và số liệu báo cáo tài chính do Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình tự lập giảm 333 tỷ đồng đã được giải trình chi tiết tới Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước, theo thông cáo phát đi từ đơn vị này ngày 1/4/2024.

Tin mới

Shark Bình: Từ 2 triệu tiền viết phần mềm thuê, mua máy tính nhờ tiền bán đất đến 'cá mập' Shark Tank
Bà Phạm Thị Kim Hòa, mẹ của Shark Bình, chia sẻ rằng niềm đam mê công nghệ thông tin của con trai bà đã được bộc lộ từ khi còn học phổ thông. Khi ấy, để con trai có thể theo đuổi đam mê, bà đã không ngần ngại bán đi hai mảnh đất để mua cho Bình chiếc máy tính đầu tiên.