Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 25/05/2024 15:57 (GMT+7)

Không nên ăn 3 bộ phận này của tôm vì chứa đầy ký sinh trùng

Tôm là loại thủy sản chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có những bộ phận của nó chứa đầy chất độc hại, hoàn toàn không nên ăn.

Tôm có 2 bộ phận chứa đầy ký sinh trùng, thèm đến mấy cũng chớ ăn

Đầu tôm

Đầu tôm chứa rất ít chất dinh dưỡng. Đây là nơi chứa các cơ quan nội tạng như ruột, thức ăn đưa vào, mang, cơ quan hô hấp nên cũng có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng... đầu tôm là phần đầu tiên bị phân hủy khi tôm chết. Khi ăn đầu tôm, chúng ta vô tình nạp chất bẩn vào cơ thể và đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn...

Do đó, khi ăn tôm, chúng ta nên bỏ đầu và chỉ ăn phần thịt. Quá trình chế biến cần rửa sạch, lấy phần ruột tôm trên sống lưng, nấu chín rồi mới ăn. Đặc biệt, nếu đầu tôm có biểu hiện chuyển sang màu đen thì không nên ăn. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể là do tôm sống trong môi trường nước bị nhiễm kim loại nặng, các loại muối kết tủa hoặc tôm bị bệnh dẫn đến đen mang.

Vỏ tôm

Nhiều người vẫn quan niệm vỏ tôm chứa nhiều canxi nhưng sự thật không phải vậy. Vỏ có thành phần chính là chitin - một polymer tạo thành vỏ của các loài giáp xác. Vỏ rất khó tiêu hóa. Do đó, ăn vỏ chỉ làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày mà không giúp cơ thể hấp thu thêm canxi. Nguồn canxi chủ yếu của tôm là ở phần thịt.

Đường chỉ đen ở lưng tôm

Ở lưng con tôm có một đường chỉ đen. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy đường này ở những con to.

Thông thường, đường chỉ tôm không gây hại cho sức khoẻ bởi khi chế biến ở nhiệt độ cao, các vi khuẩn trong đó sẽ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, để món ăn được ngon và sạch hơn, bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm trước khi chế biến.

Những người không nên ăn tôm

- Người đang bị ho

Khi đang bị ho, vùng họng thường đặc biệt nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Ăn tôm trong tình trạng này có thể khiến cho cảm giác ho trở nên nặng hơn, đồng thời kéo dài thời gian phục hồi. Tốt nhất, hãy tránh ăn tôm cho đến khi ho đã hoàn toàn khỏi.

- Người bị đau mắt đỏ

Ăn tôm khi bị đau mắt đỏ có thể làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Mùi tanh từ tôm có thể kích thích và làm tổn thương nhiều hơn vùng mắt đang bị viêm. Hãy chú ý và hạn chế ăn hải sản khi đang bị đau mắt đỏ.

-Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp

Không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

-Người gặp vấn đề về cholesterol

Tôm chứa nhiều cholesterol, điều này có thể gây hại cho những người có vấn đề về cholesterol cao hoặc tiền sử về bệnh tim mạch. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và kiểm soát lượng tôm trong khẩu phần ăn hàng ngày.

- Người đang bị hen suyễn

Ăn tôm có thể kích thích và gây co thắt cơ khí quản, gây khó thở cho những người bị hen suyễn. Tránh tiếp xúc với tôm có thể giúp giảm nguy cơ gây ra các cơn hen.

- Người có triệu chứng viêm

Các chất trong tôm có thể làm tăng viêm nếu bạn đang trong quá trình phục hồi từ một tình trạng viêm. Hãy hạn chế ăn tôm và các loại hải sản khác trong thời kỳ này.

- Người bị cường giáp hoặc vấn đề về tuyến giáp

Tôm chứa nhiều i-ốt, điều này có thể làm tổn thương hơn đến tuyến giáp cho những người có vấn đề về cường giáp.

- Người bị dị ứng hải sản

Dị ứng với hải sản có thể dẫn đến các biểu hiện như phát ban, sưng, hoặc khó thở. Nếu bạn đã từng trải qua các phản ứng dị ứng này, hãy tránh ăn tôm và các loại hải sản tương tự.

- Người mắc bệnh về xương

Tuy tôm chứa nhiều canxi có lợi cho sự phát triển và độ bền của xương khớp, nhưng loại hải sản này cũng chứa nhiều iode sẽ khiến cho những ai đang mắc phải bệnh xương khớp trở nên nặng hơn. Hơn nữa, việc tiêu thụ quá nhiều tôm khiến cho cơ thể dung nạp lượng lớn purine - chất này có xu hướng lắng động các tinh thể acid uric trong khớp, khiến bệnh xương khớp nặng thêm.

Sai lầm cần tránh khi ăn tôm

- Ăn tôm sống

Các loại hải sản như cua, ốc, tôm, cá có thể nhiễm ấu trùng sán, trứng sán có thể bám vào các loại rau thủy sinh. Nếu ăn những thực phẩm này mà không được nấu chín sẽ khiến sán, ấu trùng chui vào cơ thể, nguy hiểm nhất là chui lên não.

- Ăn tôm chết lâu

Tôm tươi rất giàu histidine, nhưng khi chết histidine bị vi khuẩn phân hủy thành chất histamine gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, tôm thường chứa vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại trong dạ dày và ruột nên sau khi chết nó sẽ rất nhanh bốc mùi, hư hỏng, không thể ăn được. Tôm chết càng lâu, chất độc tích lũy trong tôm càng nhiều, cố ăn có thể xảy ra ngộ độc.

- Ăn quá nhiều tôm một lúc

Nếu ăn tôm quá nhiều, chúng ta sẽ bị thừa chất, gây rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu, dẫn đến tiêu chảy… Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên mọi người chỉ nên ăn khoảng 170 gram tôm mỗi tuần.

Cùng chuyên mục

Top thực phẩm nên ăn nhiều vào mùa đông
Khi nhiệt độ giảm, quá trình trao đổi chất sẽ chậm lại để tiết kiệm năng lượng và giữ ấm cơ thể. Một số thực phẩm có thể giúp tăng cường trao đổi chất và giúp bạn năng động suốt cả ngày. Các chất dinh dưỡng làm tăng sinh nhiệt do quá trình chuyển đổi calo thành nhiệt khiến bạn cảm thấy ấm hơn từ trong ra ngoài.
Những loại thức uống tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ rệt, nhưng có thể tiến triển gây hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, có thể ngăn ngừa bệnh lí này hiệu quả với lối sống và chế độ ăn lành mạnh, những loại nước trái cây dễ làm dưới đây...
Bác sĩ Vũ Trọng Quỳnh - CEO Nha khoa Thẩm mỹ DCS tổ chức thăm khám răng miễn phí cho các em học sinh
Nhằm nâng cao sức khoẻ răng miệng cho trẻ nhỏ, bác sĩ Vũ Trọng Quỳnh và bác sĩ Đàm Thu Trang - CEO của Nha khoa Thẩm mỹ DCS (KDC số 4, Tổ 3, Phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên) đã tổ chức chương trình thăm khám răng miễn phí tại Trường Mầm non Đồng Quang và Trường Tiểu học Đồng Quang, nằm trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.

Tin mới