Làm thế nào để đối phó với trời nồm hiệu quả?
Trời nồm hay mùa nồm là hiện tượng xảy ra khi độ ẩm trong không khí vượt quá 90%, khiến hơi nước trong không khí ngưng tụ và đọng lại trên bề mặt đồ vật.
Nồm ẩm thường xuất hiện vào tháng 2 - 4 dương lịch (mùa Đông Xuân), là thời tiết đặc trưng của khu vực miền Bắc Việt Nam.
Đây là lúc độ ẩm trong khi khí tăng cao, tạo cơ hội cho nấm mốc xuất hiện. Đây chính là mối hiểm họa cho gia đình bởi có khoảng gần 40% loài nấm mốc sinh ra độc tố gây ra các vấn đề về hệ hô hấp nói riêng và sức khỏe gia đình nói chung.
Thời tiết khó chịu vào mùa nồm có thể gây ra nhiều căn bệnh như khớp, tim, ho, đau đầu và những căn bệnh mãn tính của người cao tuổi. Thời tiết lạnh và ẩm thấp ảnh hưởng đến sự bài tiết mồ hôi, khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Từ đó gây ra cảm giác mệt mỏi, đau nhức và ngột ngạt.
Độ ẩm tăng còn khiến cho các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm phổi ở trẻ em tăng nhanh hơn bình thường. Thêm vào đó, hơi nước đọng lại trên đồ nội thất và các dụng cụ nhà bếp. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ còn có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng ngộ độc thực phẩm, bệnh ngoài da hay dị ứng cấp.
Bên cạnh đó, vào mùa nồm, giặt đồ sẽ khó khô nên bạn sẽ dễ gặp tình huống quần áo bị bốc mùi khó chịu và xuất hiện các vết mốc trong tủ quần áo. Nền nhà ẩm ướt sẽ dễ gây trơn trượt, nhất là với trẻ em và người cao tuổi. Bạn nên có những cách phòng bệnh cũng như ngăn ngừa các vấn đề có thể xảy ra trong mùa nồm để bảo vệ sức khỏe của mình và cả gia đình nhé.
Trời nồm khá “khó chịu” nhưng không phải là không có cách khắc phục, bạn có thể tham khảo một số cách chăm sóc nhà cửa sau đây:
1. Luôn đóng kín cửa nhà khi gặp thời tiết ẩm thấp
Nhiều gia đình có xu hướng mở cửa nhà ra với mong muốn nhà đỡ bị ẩm hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên mở cửa khi thời tiết có chuyển biến tích cực, không khí khô ráo. Nếu mở trong lúc thời tiết nồm ẩm lại càng thêm phần ẩm ướt cho ngôi nhà. Do đó, hãy hạn chế mở cửa nhất khi có thể.
2. Lau nhà bằng giẻ lau khô, thấm hút hơi nước trên sàn nhà
Nhiều chị em nội trợ hay sử dụng nước nóng + giẻ lau sàn rồi lau đi lau lại cho sàn nhanh khô. Thực chất hành động này không hề làm thuyên giảm tình trạng nồm ẩm. Thay vào đó, hãy sử dụng giẻ lau khô, chất liệu thấm hút tốt để lau phần sàn bị ướt trong nhà container, nhà khung thép,...
3. Bật điều hòa để chế độ hong khô không khí
Đây là cách chống nồm ẩm trong nhà vô cùng hữu hiệu để hong khô không khí. Điều hòa có chế độ làm khô không khí nên sẽ giúp hiện tượng ẩm ướt giảm bớt, giảm vi khuẩn sinh sôi, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
4. Sử dụng các vật liệu hút ẩm như báo cũ, than củi hoặc các máy hút ẩm chống nồm
Bạn có thể sử dụng các loại vật liệu như than củi khô, báo giấy cũ,... để hút ẩm các khu vực dễ bị đọng nước tại góc nhà, bếp. Ngoài ra, nếu nhà có điều kiện hơn, bạn có thể mua thiết bị hút ẩm điện tử cho nhà gác lửng, nhà tiền chế,...
5. Sử dụng cây hút ẩm
Một số loại thực vật có khả năng hút ẩm, đặc biệt là cây dương xỉ. Bạn không chỉ giảm mức độ ẩm và mức tiêu thụ năng lượng mà còn đang giúp đỡ môi trường bằng cách loại bỏ nhiều khí cacbonic và bổ sung thêm oxy nữa!
6. Dùng máy hút ẩm khi trời nồm
Trên thị trường đã có nhiều loại máy hút ẩm để giải quyết những vấn đề do trời nồm gây ra. Nếu như có điều kiện, bạn nên mua máy hút ẩm để sử dụng, nó sẽ giúp ngôi nhà của bạn luôn được khô ráo và thông thoáng hơn.