Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 28/08/2023 07:58 (GMT+7)

Lễ khai giảng của học sinh Thủ đô sẽ diễn ra vào sáng 5/9 với tinh thần tổ chức gọn nhẹ

Lễ Khai giảng năm học mới 2023-2024 thống nhất trên địa bàn Thành phố Hà Nội vào sáng ngày 05/9/2023 (thứ Ba)

Chuẩn bị cho năm học mới 2023-2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội vừa yêu cầu Trưởng phòng GDĐT các quận, huyện, thị xã; Hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT; Giám đốc các Trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn Thành phố triển khai thực hiện tốt một số nội dung.

tm-img-alt
Lễ khai giảng của học sinh Thủ đô sẽ diễn ra vào sáng 5/9 với tinh thần tổ chức gọn nhẹ.

Chương trình Lễ khai giảng năm học mới 2023-2024 diễn ra sáng 5/9 (thứ Ba) của các trường tại Hà Nội có nội dung như sau:

Từ 7 giờ đến 7 giờ 30 phút: Tập trung học sinh và đón học sinh sinh đầu cấp.

7 giờ 30 đến 8 giờ 30 phút: Chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca, tổ chức theo nghi thức quy định: Tất cả người tham dự Lễ chào cờ đều hát Quốc ca; Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; Đọc thư của Chủ tịch nước gửi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhân ngày khai trường; Hiệu trưởng nhà trường tuyên bố khai giảng năm học mới; Đánh trống khai trường; Tổ chức các hoạt động tập thể (văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi…)

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Lễ khai giảng cần tổ chức gọn nhẹ, học sinh là trung tâm, chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp, bảo đảm trở thành ngày hội khai trường của học sinh.

Đối với cấp học mầm non, tổ chức khai giảng theo hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo với nội dung phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhằm tạo ấn tượng tốt, bảo đảm an toàn, sức khoẻ của trẻ và bảo vệ môi trường trong ngày đầu tiên của năm học mới. Thời lượng tổ chức tối đa 60 phút. Thời gian bắt đầu đón trẻ và tổ chức do phòng giáo dục và đào tạo thống nhất, chỉ đạo cơ sở giáo dục mầm non để phù hợp với trẻ.

Sau khi kết thúc lễ khai giảng, các trường học, cơ sở giáo dục tổ chức sinh hoạt đầu năm học từ 8 giờ 45 phút đến 9 giờ 30 phút. Căn cứ tình hình thực tiễn, điều kiện của đơn vị và đặc thù riêng của từng cấp học, ngành học, các nhà trường, cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động sinh hoạt thiết thực, ý nghĩa, bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh của Trung ương và thành phố.

Một số nội dung có thể triển khai như: Giới thiệu về truyền thống nhà trường, giới thiệu về thầy cô giáo, tổ chức học tập nội quy đối với học sinh, triển khai kế hoạch dạy học năm học mới…

Cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chứng chỉ ngoại ngữ bảo đảm chất lượng vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng
Liên quan đến kết quả thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc IDP cấp trái phép hơn 56.000 chứng chỉ IELTS ở Việt Nam, chiều ngày 09/5, Bộ này khẳng định: Các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định về thi, tuyển sinh và đào tạo, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ.
IDP cấp trái phép hơn 56.000 chứng chỉ IELTS ở Việt Nam
Ngày 8/5, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài với Công ty trách nhiệm hữu hạn Giáo dục IDP (Việt Nam), đơn vị đồng sở hữu bài thi IELTS tại Việt Nam.

Tin mới