Ngày 25/12, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hoá cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Trần Thị Hạnh, sinh năm 1984, ở xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày nay khi internet trở nên thông dụng thì việc một số đối tượng sử dụng mạng xã hội để lừa đảo, chia sẻ thông tin sai sự thật, xúc phạm người khác đã đến mức báo động. Mạng xã hội tuy là “ảo” nhưng hậu quả để lại là… thật!
Vào cuộc điều tra, Công an tỉnh Hà Tĩnh tìm ra danh tính đối tượng gây án. Tuy nhiên, đây không phải một người phụ nữ mang tên Ngô Huyền Trang mà thực chất là người đàn ông tên Hoàng Đức Long.
Việc triển khai giải pháp sử dụng ứng dụng chống lừa đảo chính là "dùng công nghệ để đấu lại công nghệ". Người dùng có thể tránh được phần lớn các tấn công lừa đảo hiện nay.
Lợi dụng lòng tin của người dân vào Vietnam Airlines, các đối tượng tạo nhóm chat từ danh sách số điện thoại có sẵn hoặc tham gia vào các hội nhóm trên Zalo, Viber, Facebook,… và mạo danh là đối tác của Vietnam Airlines để mời khách hàng tăng tương tác trên các mạng xã hội cùng với thỏa thuận trả hoa hồng theo từng nhiệm vụ được giao. Người tham gia sẽ phải kết bạn với đối tượng giả mạo để nhận phần thưởng.
Sau khi cài đặt ứng dụng giả mạo, đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại, màn hình bị tối đen, các nạn nhân sẽ không thao tác được trên màn hình, không tắt nguồn được.
Ngày 18/12, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức vay, mượn, mua bán giao dịch bất động sản.
Mới đây, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra một số cảnh báo mà người dân cần cảnh giác về các thủ đoạn lừa đảo mới diễn ra nhằm chiếm đoạt tài sản bằng hình thức quảng cáo, rao bán phần mềm nghe lén, đọc trộm tin nhắn điện thoại.
Công an tỉnh Thưa Thiên Huế vừa đưa ra cảnh báo thủ đoạn giả danh Zalo người thân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sau khi bắt giữ một đối tượng sử dụng hành vi tương tự chiếm đoạt hơn 800 triệu đồng.
Nhờ hành động nhanh trí của người vợ, lực lượng chức năng đã kịp thời vào cuộc, ngăn chặn vụ lừa đảo, giúp đôi vợ chồng bảo toàn số tiền 44 triệu đồng.
Theo cơ quan Công an, để lấy lòng tin thể hiện mình là nhân viên tư vấn khách hàng của ngân hàng, các đối tượng lừa đảo gửi cho người dân một mã code và thông báo chỉ khi nhập mã code đó người gửi mới được lãi suất đó. Khi người dân nhập mã code sẽ ra tên đầy đủ nhân viên ngân hàng, khiến người dân tưởng lầm đó là nhân viên tư vấn của ngân hàng thật.
Một bệnh nhân tại TP. Hồ Chí Minh nhận được cuộc gọi thông báo nợ tiền khám, chữa bệnh BHYT lên đến 29 triệu đồng. Nếu không thanh toán, cơ quan BHXH sẽ gửi hồ sơ lên Tòa án.
Bộ Công an đề nghị người dân thận trọng, cảnh giác khi viết bài, chia sẻ các thông tin, hình ảnh, clip chưa được xác thực; tránh gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự. Các trường hợp chia sẻ thông tin không đúng sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Theo Công an Hà Nội, ngày 30/11 và 1/12, Công an xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì phối hợp tổ chức tín dụng trên địa bàn đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời 2 vụ giả danh công an lừa đảo qua điện thoại, giúp người dân tránh mất oan cả tỉ đồng.
Các ngân hàng khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số thẻ, số bảo mật CVV, mã xác thực một lần OTP... cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng. Tuyệt đối không quét QR Code hoặc truy cập vào các đường link lạ và không chụp hình ảnh khuôn mặt, chứng minh nhân dân, căn cước công dân trên đường link không chính thống.