Lượng nước ối theo tuần thai: Mẹ bầu nào cũng phải biết để con yêu trong bụng không gặp nguy
Khi mang bầu, ngoài theo dõi cử động thai nhi, mẹ bầu luôn phải để ý đến chỉ số nước ối theo tuần vì lượng nước ối bao nhiêu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
Nước ối là gì, xuất hiện từ bao giờ?
Trong suốt giai đoạn mang bầu, người phụ nữ mang thai nào cũng phải làm quen với khái niệm nước ối. Thực chất, nước ối là chất lỏng màu trong suốt bao quanh thai nhi giúp bé phát triển trong suốt thai kỳ. Nước ối thường xuất hiện ở ngày thứ 12 sau khi thụ thai thành công.
Lúc còn nằm trong bụng mẹ, thai nhi sẽ được bao bọc bởi nước ối - túi hình thành từ màng ối và màng đệm. Nước ối có các thành phần quan trọng như hormone, chất dinh dưỡng, kháng thể chống nhiễm trùng. Đây cũng là môi trường sống cung cấp dưỡng chất và oxy trong suốt quá trình mang thai giúp thai nhi được bao bọc bởi môi trường vô khuẩn khi chuyển dạ sinh. Ngoài ra, nước ối đóng vai trò như màng bảo vệ giúp thai nhi tránh những va đập mạnh từ bên ngoài.
Mức nước ối cao nhất đo được trong bụng mẹ là khoảng 1 lít. Nhưng từ tuần 36 trở đi, lượng nước ối sẽ giảm dần khi mẹ bầu bắt đầu chuẩn bị quá trình chuyển dạ.
Chỉ số lượng nước ối theo tuần bình thường của bà bầu
Theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi, mỗi khi đi thăm khám thai định kỳ, các bác sĩ sản khoa sẽ đo chỉ số lượng nước ối (còn gọi là chỉ số AFI) để đánh giá sự bình thường hay bất thường (đa ối, thiếu ối hay vô ối).
Để đo chỉ số ối AFI, các bác sĩ sẽ chia buồng tử cung làm 4 phần, hai đường cắt nhau tại phần rốn của thai phụ. Sau đó sẽ tiến hành đo độ sâu của khoang chứa nước ối lớn nhất trong mỗi buồng được chia và tính tổng các số đo trên.
Sau đó, tùy theo màu sắc, tỷ trọng nước ối, chỉ số nước ối theo mm mà bác sĩ sẽ đánh giá cụ thể tình trạng phát triển của con theo tuổi thai.
Tất nhiên, chỉ số nước ối bình thường của thai phụ sẽ tăng giảm khác nhau tùy theo từng giai đoạn. Khi thai nhi được 37 tuần tuổi, nước ối có thể đạt đến gần 1000ml. Nhưng nhiều chị em mang bầu có quá ít (thiểu ối) hoặc quá nhiều nước ối (đa ối). Cả hai trường hợp này đều cần lưu ý vì có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Bình thường, chỉ số nước ối theo tuần thai như sau:
- 20 tuần tuổi: Chỉ số nước ối là 350ml.
- 25-25 tuần tuổi: Chỉ số nước ối tăng lên đến 670ml.
- 32 - 36 tuần tuổi: Chỉ số lượng nước ối rơi vào khoảng 800ml hoặc cao hơn.
- 40 - 42 tuần: Chỉ số nước ối giảm dần còn khoảng 540 - 600ml.
Đây là giai đoạn mà mẹ bầu sắp sinh, nước ối sẽ cạn dần nên phải theo dõi cực chặt chẽ lượng nước ối để giúp chẩn đoán được tình hình sức khỏe của thai nhi.
Chỉ số nước ối bao nhiêu là bình thường và nguy hiểm cho thai nhi?
Ở mỗi thai phụ cụ thể, thể tích nước ối sẽ khác nhau, có người ở mức bình thường, có người được chẩn đoán thiếu nước ối, đa ối thậm chí là vô ối. Vậy chỉ số nước ối thế nào là bình thường và nguy hiểm cho thai nhi?
- Chỉ số ối từ 60 - 180 mm: Đây là chỉ số bình thường.
- Chỉ số ối từ 120 - 250 mm: Mẹ bầu đang bị dư ối trong trạng thái an toàn.
- Chỉ số ố lớn hơn 250 mm: Mẹ bầu bị đa ối, thai nhi phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như túi ối bị căng, vỡ ối sớm, nhau bong non, mẹ có thể bị băng huyết sau sinh nên hết sức chú ý.
- Chỉ số ối nhỏ hơn 50 mm: Mẹ bầu bị thiểu ối nên phải đối mặt với tình trạng sinh mổ, suy nhau thai, bị dị tật bẩm sinh, thai nhi chậm phát triển.
- Chỉ số ối ít hơn 30 mm: Mẹ bầu bị tình trạng vô ối, con sẽ gặp nguy hiểm như chết lưu trong bụng mẹ hoặc sinh non.
Để đo sự bất thường của chỉ số nước ối, việc siêu âm của các mẹ bầu rất quan trọng. Xác định tình trạng thiểu ối hay đa ối, các bác sĩ phải đo ối liên tục từ 2 - 6 giờ. Ngoài ra, lượng nước ối sẽ thay đổi rất nhanh sau 12 giờ, màu nước ối cũng sẽ chuyển trong vòng 30 phút đến 2 giờ.