Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 01/11/2021 21:45 (GMT+7)

Miền Bắc sắp đón gió mùa đông bắc mạnh, mưa lạnh thất thường ít gặp trong 20 năm trở lại đây

Trước khi đón đợt gió mùa đông bắc mạnh nhất từ đầu mùa, từ nay cho đến 3/11, các tỉnh miền Bắc tiếp tục duy trì hình thái thời tiết mưa lạnh.

Chiều 1/11, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia - cho biết trên Tiền Phong, khoảng ngày 7 - 8/11, một đợt gió mùa đông bắc mạnh có khả năng ảnh hưởng đến nước ta.

Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên các tỉnh Bắc Bộ cũng như các tỉnh Bắc Trung Bộ xảy ra rét diện rộng với nhiệt độ trung bình ngày thấp dưới 20 độ C. Đây là đợt rét diện rộng và rét sâu nhất từ đầu mùa đông năm nay. Tuy nhiên, theo ông Hưởng, đây sẽ là một đợt rét khô, với kiểu thời tiết trời nắng ban ngày và rét sâu về đêm.

Cùng với nền nhiệt giảm sâu, đợt gió mùa đông bắc này cũng gây mưa dông diện rộng cho các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ khi gió mùa bắt đầu tràn về.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Trước khi đón đợt gió mùa đông bắc mạnh nhất từ đầu mùa, từ nay cho đến 3/11, các tỉnh miền Bắc tiếp tục duy trì hình thái thời tiết mưa lạnh. Sau đó, khoảng thời gian từ ngày 4 - 6/11, miền Bắc trời nắng ráo, nhiệt độ ngày tăng lên trên 25 độ C.

Theo ông Hưởng, mùa đông năm nay đến sớm, xuất hiện hình thái thời tiết mưa rét ít gặp trong tháng 10.

Ông Hưởng lý giải, thông thường, thời điểm cuối tháng 10 và đầu tháng 11 hàng năm, miền Bắc thường trong giai đoạn nắng hanh, độ ẩm không khí thấp do khối không khí lạnh đã bắt đầu chi phối thời tiết miền Bắc.

Tuy nhiên tháng 10 năm 2021 có đôi nét đặc biệt, cụ thể từ ngày 28/10 tới 1/11, các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng của không khí lạnh lệch đông, mang hơi ẩm từ vịnh Bắc Bộ vào đất liền. Vì vậy, miền Bắc liên tục có mưa, mưa rào, mưa nhỏ đan xen. Mưa cộng với không khí lạnh làm cho nền nhiệt các tỉnh Bắc Bộ cũng như Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh giảm xuống đáng kể, với mức nhiệt trung bình ngày phổ biến khoảng 21 - 23 độ C ở vùng đồng bằng, 19 - 21 độ C ở khu vực vùng núi.

"Theo thống kê chuỗi số liệu khoảng 50 năm gần đây thời tiết trời lạnh trong những ngày cuối tháng 10 có nhiệt độ trời lạnh thì hầu như năm nào cũng xảy ra (thậm chí còn có năm ở mức trời rét).

Tuy nhiên thời tiết kiểu có mưa liên tực từ 3 - 5 ngày cuối tháng 10 và nhiệt độ trung bình ngày từ 20 - 22 (ở mức độ trời lạnh) như năm 2021 thì không phải năm nào cũng có", ông Hưởng nhận định.

Cụ thể, thống kê tại trạm khí tượng Hà Đông từ năm 1981 đến nay, lần gần nhất có mưa liên tục trong 3 - 5 ngày và nhiệt độ trung bình ngày ngày ở ngưỡng trời lạnh xảy ra vào tháng 10/2001, cách đây đúng 20 năm.

Ngoài ra trong các tháng 10 của các năm 1985, 1986, 1988, 1993 cũng có kiểu thời tiết tương tự, có mưa liên tục và nhiệt độ trung bình ngày phổ biến từ 20 - 22 độ (trời lạnh), thậm chí năm 1988 nhiệt độ trung bình ngày còn ở mức 17 - 19 độ (trời rét).

Ông Hưởng phân tích: "Như vậy có thể sơ bộ là trong những năm thập niên 90 trở lại trước kiểu thời tiết này tần suất xảy ra nhiều hơn, tuy nhiên trong những năm gần đây tần suất xảy ra có xu thế xảy ra thưa hơn so với nhưng năm từ thập kỷ 90 trở về trước".

Cùng chuyên mục

Nhiều khu vực có nắng nóng gay gắt trong ngày 23/4
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, khu vực từ Nghệ An đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C. Riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 40-45%.

Tin mới

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.