Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 07/12/2022 11:08 (GMT+7)

Mối nguy hại vô hình từ những chiếc bếp ga

Một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng bếp gas sẽ thải ra các hóa chất độc hại, ngay cả khi thiết bị không được sử dụng.

Bếp gas từ lâu đã là một công cụ nấu nướng rất phổ biến trong nhiều hộ gia đình. Hầu như trong căn bếp của mỗi nhà đều có sự hiện diện của chiếc bếp gas quen thuộc. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới lại cho thấy rằng bếp gas sẽ thải ra các hóa chất độc hại vào nhà, ngay cả khi thiết bị không được sử dụng.

Cụ thể, nghiên cứu này được công bố trên tập san khoa học và công nghệ môi trường (Environmental Science & Technology) do nhóm các nhà khoa học sức khỏe môi trường tại PSE Healthy Energy thực hiện.

Để xác định mức độ của các hợp chất độc hại có trong khí tự nhiên, nhóm các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu từ bếp gas từ nhiều khu vực ở Mỹ. Gần như tất cả chúng đều rò rỉ mức benzen có hại, được biết là gây ung thư ở người.

tm-img-alt
Các chuyên gia khuyến nghị người dân thay bếp gas bằng bếp điện để nâng mức độ an toàn (Nguồn: Getty Images)

Khi tiến hành lấy mẫu từ 159 bếp gas dân dụng ở 16 quận trên khắp California của Mỹ, vốn được cung cấp bởi các công ty khí đốt lớn, các nhà nghiên cứu nhận thấy nồng độ benzen có trong 99% các mẫu. Lượng khí thải ra từ một số bếp gas cao gấp 7 lần giới hạn phơi nhiễm an toàn được khuyến nghị.

Mức độ ô nhiễm cũng có sự thay đổi tùy theo khu vực, nhưng Los Angeles có mức ô nhiễm trong nhà cao nhất. Các ngôi nhà ở Thung lũng Bắc San Fernando và Santa Clarita có nồng độ benzen cao hơn 30 lần so với mức trung bình của California.

Eric Lebel, nhà nghiên cứu cấp cao tại PSE Healthy Energy, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Những rò rỉ khí gas thường quá nhỏ để có thể nhận ra, nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí và làm tăng nguy cơ đối với sức khỏe những người trong nhà. Chỉ cần có bếp gas là có thể tạo ra nồng độ benzen trong bếp tương đương với khói thuốc".

Các chuyên gia cũng ước tính rằng bếp gas ở bang California rò rỉ một lượng benzen tương đương với 60.000 ô tô chạy bằng khí đốt nhẹ hàng năm. Tuy nhiên, những phát thải này hiện không được bao gồm trong bất kỳ kiểm kê nào trên toàn tiểu bang.

Drew Michanowicz, nhà khoa học cấp cao tại PSE Healthy Energy cho biết trong một thông cáo báo chí: "Rò rỉ khí tự nhiên là một nguồn gây ô nhiễm không khí mà phần lớn đã bị bỏ qua. Các chính sách loại bỏ các thiết bị sử dụng khí đốt không chỉ tốt cho khí hậu của chúng ta mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe cộng đồng quan trọng bằng cách cải thiện chất lượng không khí trong nhà và khí hậu."

Hiện các bang ở Mỹ cũng đã bỏ phiếu cấm bán các phương tiện chạy bằng khí đốt vào năm 2035 để giảm lượng khí thải. Nhiều thành phố khác nhau trên khắp nước Mỹ cũng đang tiến hành cấm các hoạt động móc nối khí đốt như một phần của chiến lược lớn hơn nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và giảm ô nhiễm không khí.

Một nghiên cứu khác của tổ chức bảo vệ môi trường Environmental Working Group tại Mỹ cũng cho thấy phần lớn bếp gas trong gia đình rò rỉ khí.

Tasha Stoiber, một nhà khoa học của Environmental Working Group, giải thích: "Hầu hết trường hợp, lượng khí thoát ra từ bếp gas không đủ lớn để người trong nhà có thể phát hiện ra. Đó là điều đáng lo ngại". Đồng thời, lưu ý mọi người nên mở các cửa sổ khi bật bếp gas để không khí lưu thông dễ dàng.

Ông cũng khuyến nghị người dân thay bếp gas bằng bếp điện để nâng mức độ an toàn.

Cùng chuyên mục

Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?