Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 21/10/2022 19:58 (GMT+7)

Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách phát triển

Qua 2 năm thực hiện Nghị định 105/2020/NĐ-CP với các chính sách phát triển giáo dục mầm non đã đem lại kết quả hết sức tích cực: Cơ sở vật chất trường, lớp học được tăng cường, các cơ sở giáo dục mầm non được hỗ trợ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ, nhiều giáo viên mầm non ngoài công lập ở các địa bàn có khu công nghiệp được hỗ trợ.

Theo tổng hợp số liệu báo cáo từ 40 tỉnh đã ban hành chính sách, có hơn 86.000 trẻ em là con công nhân làm việc trong khu công nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ với tổng số tiền gần 600 tỷ đồng.

Tính đến hết năm học 2021 - 2022, toàn quốc có 28.837 giáo viên được hưởng chính sách đối với giáo viên mầm non dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số, tổng kinh phí gần 561 tỷ đồng; 4.666 giáo viên mầm non đủ điều kiện được nhận hỗ trợ chính sách đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp và chính sách hỗ trợ tài liệu, chi phí tập huấn đối với giáo viên mầm non dân lập, tư thục; 2.272 trường mầm non đủ điều kiện được hỗ trợ chính sách hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn cho trẻ em đối với cơ sở giáo dục mầm non công lập ở địa bàn khó khăn, với kinh phí đã thực hiện là 157,9 tỷ đồng…

Tại hội nghị, đại diện các địa phương đã báo cáo, đề xuất xung quanh các nội dung:

- Công tác đầu tư, quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non;

- Chính sách khuyến khích xã hội hóa trong giáo dục mầm non và hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển giáo dục mầm non;

- Kinh nghiệm trong tham mưu ban hành chính sách địa phương;

- Chính sách đối với giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp, đông lao động;

- Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật, dịch vụ giáo dục mầm non không sử dụng ngân sách nhà nước... ;

- Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với giáo dục mầm non vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; phối hợp liên ngành trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet.

Về việc thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, tại tỉnh Lào Cai đã triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách đối với giáo dục mầm non (GDMN) và chính sách hỗ trợ đối với giáo dục vùng cao. Đặc biệt, các chế độ hỗ trợ ăn trưa cho trẻ, hỗ trợ giáo viên dạy tăng cường tiếng Việt, lớp ghép, chi phí học tập… được thực hiện đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Địa phương này đã ban hành hệ thống các văn bản để phát triển giáo dục, trong đó có GDMN. Tính đến tháng 5/2022, đã có 60.418 trẻ được hưởng chính sách hỗ trợ ăn trưa với tổng số tiền đã chi trả là 45 tỷ đồng.

Đặc biệt, tỉnh Lào Cai ban hành và thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với nhóm trẻ 24 – 36 tháng tuổi theo Nghị quyết số 29/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Theo đó, trẻ được hỗ trợ tiền ăn trưa bằng 160 nghìn đồng mỗi tháng học thực tế. Hiện đã có 11.406 lượt trẻ được hưởng chính sách. Tổng số tiền đã chi trả là 11,7 tỷ đồng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị thời gian tới cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục mầm non; tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục mầm non, trong đó có Nghị định số 105; tăng cường công tác phối hợp liên ngành (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam...) để tuyên truyền, phổ biến biến kiến thức về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, vận động các tổ chức tham gia hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non.

Các địa phương cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chủ trương, chính sách, các quy định về quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương; quan tâm, bố trí dành quỹ đất xây dựng cơ sở giáo dục mầm non trong kế hoạch sử dụng đất đai của địa phương, đặc biệt là địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất.

Ngành giáo dục phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc các chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và giáo viên mầm non và các chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non ở khu vực có khu công nghiệp theo quy định tại Nghị định số 105 và Nghị định số 145…

Cùng chuyên mục

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...
Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.